Tiếp cận đầu tư và chuỗi cung ứng hậu COVID -19 - Bài 1: Làn sóng dịch chuyển đầu tư
Sau đại dịch, nhiều chuyên gia cho rằng sẽ có làn sóng dịch chuyển đầu tư và thiết lập các chuỗi cung ứng mới vào khu vực Đông Nam Á; trong đó có Việt Nam. Cơ hội để Việt Nam đón nhận đầu tư cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng là rất lớn. Tuy nhiên, để biến cơ hội thành hiệu quả vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Bài 1: Làn sóng dịch chuyển đầu tư Cùng với việc tìm kiếm giải pháp kiểm soát dịch COVID-19, các nền kinh tế lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã chuẩn bị cho việc thay đổi chiến lược đầu tư kinh doanh nhằm phục hồi nền kinh tế, tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm nguy cơ lặp lại những thiệt hại tương tự trong tương lai. Đẩy nhanh quá trình dịch chuyển đầu tư Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin, trước dịch COVID-19, Trung Quốc chính là trung tâm thu hút đầu tư và là công xưởng sản xuất nguyên phụ liệu của thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp lớn, tập đoàn đa quốc gia đều đầu tư, đặt nhà máy sản xuất tại đây. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng khiến nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy đã tạo nên hiệu ứng gợn sóng làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau, gây thiệt hại nặng nề đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo ông Trần Quốc Phương, mặc dù chưa thể thống kê nguồn vốn sẽ dịch chuyển nhưng chắc chắn dịch COVID-19 đang tác động trực tiếp đến quyết định của các tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong việc lựa chọn địa điểm và phương thức hợp tác, đầu tư trong thời gian tới.Trong sự thay đổi đó, Việt Nam có cơ hội trở thành địa điểm đầu tư mới nhờ sự ổn định về chính trị - xã hội, khả năng khống chế dịch COVID-19 hiệu quả và những tín hiệu tích cực trong tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua.
Cùng nhận định, Tiến sĩ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, trước khi xảy ra dịch COVID-19, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản đã có xu hướng dịch chuyển đầu tư xuống phía Nam để đa dạng hóa nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung ứng lớn. Những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản, Hàn Quốc vào Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác đều có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư Mỹ và châu Âu cũng từng bước dịch chuyển sang các khu vực khác do chi phí nhân công của Trung Quốc liên tục tăng, cộng với áp lực về thuế mà Mỹ đánh vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung liên tục leo thang. Mặc dù vậy, phải đến khi dịch COVID-19 khởi phát tại Trung Quốc mới tạo ra “cú đấm” mạnh khiến nhiều doanh nghiệp và cả chính phủ nhiều quốc gia nhận ra sự phụ thuộc quá sâu vào Trung Quốc chính là nguy cơ rủi ro cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của họ. Từ đó, kế hoạch kéo các doanh nghiệp ra khỏi Trung Quốc và dịch chuyển đầu tư xuống phía Nam diễn ra nhanh hơn và mạnh hơn. Cụ thể nhất, đầu tháng 5/2020 Nhật Bản đã công bố chương trình hỗ trợ trị giá 2,2 tỷ USD khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Trung Quốc dịch chuyển chuỗi sản xuất về nước hoặc sang các nước Đông Nam Á. Cùng đó, chính phủ nhiều nước cũng khuyến khích doanh nghiệp của họ di chuyển một phần hoặc toàn bộ các nhà máy ra khỏi Trung Quốc để đến các địa điểm khác có lợi thế nổi trội và an toàn hơn. Cùng với việc dịch chuyển đầu tư, các chuyên gia cho rằng, sau dịch COVID-19 nhiều chuỗi cung ứng mới sẽ được thiết lập để thay thế cho các chuỗi cung ứng đã bị đứt gãy trong đại dịch. Đây là cơ hội tốt để đón đầu làn sóng đầu tư và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng cho nước đang phát triển; trong đó có Việt Nam. Cơ hội lớn cho Việt Nam Làn sóng đầu tư và thiết lập chuỗi cung ứng hậu COVID-19 mới đã bắt đầu chuyển động nhưng Việt Nam liệu có trở thành điểm đến và mắt xích mới hay không và ngành nghề nào sẽ được hưởng lợi là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian gần đây. Ông Lương Văn Tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại phân tích, kinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng liên tục ở mức cao 6-7%/năm trong nhiều năm đã gây sự chú ý không nhỏ đối với và các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển đa dạng thành phần kinh tế cũng đã giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước lớn mạnh hơn, một số đã vươn lên tầm cỡ khu vực và thế giới. Điểm sáng của Việt Nam là hội nhập rất nhanh thông qua các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hầu hết các khu vực thị trường lớn của thế giới. Việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào thực thi trong thời điểm có sự dịch chuyển đầu tư và thiết lập các chuỗi cung ứng mới sau COVID-19 sẽ là một lợi thế.Đây cũng là bước tiến của Việt Nam ra thị trường toàn cầu, giảm phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống, nhờ đó giảm rủi ro trong hoạt động thương mại.
Đối với chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu thiệt hại nặng nề sau dịch COVID-19 do phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc và sự gián đoạn trong hoạt động thương mại trên quy mô lớn.
Do đó, đây sẽ là những ngành hàng tiên phong trong làn sóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc và tìm kiếm đối tác để đa dạng hóa nguồn cung, thiết lập các chuỗi cung ứng mới. Việt Nam đang là nước có lợi thế lớn trong sản xuất hàng tiêu dùng, đặc biệt là hàng dệt may, da giày, lương thực, thực phẩm…, ông Lương Văn Tự chia sẻ.
Chia sẻ về cơ hội trong xu hướng dịch chuyển mới, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, thế và lực của doanh nghiệp Việt Nam hiện đã được cải thiện nhiều so với trước khi hội nhập. Việt Nam không chỉ là nơi gia công hàng tiêu dùng nhờ chi phí lao động, đất đai giá rẻ mà đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng nhờ trình độ tay nghề và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng đã tạo những nền tảng cơ bản để Việt Nam từng bước xây dựng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và thu hút được nhiều tập đoàn lớn đến đầu tư. Thời gian tới, dòng chảy trong ngành công nghiệp chế tạo như ô tô, xe máy, điện tử hoặc chế biến sâu sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển. Khi các doanh nghiệp chế biến, chế tạo lớn đầu tư vào Việt Nam thì nhu cầu cung ứng linh kiện, thiết bị sẽ tăng theo.Các nhà đầu tư luôn muốn tìm kiếm nguồn cung nội địa để giảm chi phí và thời gian vận chuyển. Đó chính là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng ngành công nghiệp.
Một lĩnh vực khác cũng được nhiều chuyên gia nhấn mạnh sẽ có cơ hội đón nhận đầu tư là chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm. Ông Trần Việt Tiến, Trưởng ban Truyền thông Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh thông tin, so với các nước khác, ngành chế biến đồ gỗ Việt Nam vẫn duy trì sản xuất tốt do có nhiều lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu, trình độ tay nghề.Sau đại dịch, xu hướng chọn mua hàng ngoài Trung Quốc sẽ gia tăng do các chuỗi cung ứng sẽ được cơ cấu lại. Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam đang có lợi thế nhất định. Do đó, sau dịch bệnh, Việt Nam sẽ là một trong những ứng viên cung ứng đồ gỗ chế biến sáng giá ở thị trường toàn cầu.
Sau dịch COVID-19, các nước đều quan tâm đến vấn đề đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chế biến, đóng gói tiện dụng và có thể bảo quản, dự trữ. Trong khi đó, Việt Nam có lợi thế về sản xuất nông nghiệp với chủng loại nông sản đa dạng từ lúa gạo, tiêu, điều, đến trái cây, rau củ; chất lượng nông sản cũng được cải thiện nhanh chóng, có thể đáp ứng các tiêu chuẩn phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm./. >>>Bài 2 - Vượt thách thức để đón đầu cơ hộiTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Thúc đẩy doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị cung ứng khu vực và toàn cầu
10:11' - 08/06/2020
Sáng nay 8/6, Hiệp định EVFTA đã được Quốc hội thông qua. Hiệp định này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho doanh nghiệp đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
-
Thị trường
Petrolimex và PVOIL đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu phục vụ khách hàng
17:27' - 27/05/2020
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) khẳng định vẫn đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu phục vụ nhu cầu của khách hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu: Thích ứng để vượt qua khó khăn
06:00' - 19/05/2020
Có quan điểm cho rằng xu hướng toàn cầu hóa sẽ thoái trào, song tương lai này sẽ không sớm xảy ra ít nhất là trong lĩnh vực cung ứng lương thực, thực phẩm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
09:00'
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Petrovietnam và TKV ký thỏa thuận hợp tác toàn diện
22:12' - 10/04/2025
Ngày 10/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xúc tiến đàm phán thương mại với Hoa Kỳ, đặt trong tổng thể các quan hệ, vấn đề khác
21:18' - 10/04/2025
Đây là lần thứ 4 Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp triển khai kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Lãnh đạo chủ chốt, Tổng Bí thư Tô Lâm trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành hàng
20:10' - 10/04/2025
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã chủ trì cuộc họp khẩn với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp, ngành liên quan nhằm đánh giá tác động từ chính sách thuế nhập khẩu Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp thay đổi tư duy, phát triển sản xuất công nghiệp bền vững
19:28' - 10/04/2025
Việt Nam đang triển khai những chương trình hành động với mục tiêu phát triển bền vững cụ thể, nhất là phát triển kinh tế đặt lợi ích con người lên hàng đầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết xuất xứ, chặn trung chuyển trá hình
17:19' - 10/04/2025
Việc xác định xuất xứ hàng hóa đóng vai trò then chốt trong chính sách thương mại của các quốc gia, vì đây là cơ sở để các nước áp dụng chính sách thương mại với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
16:52' - 10/04/2025
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez:
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Tây Ban Nha nhiều dư địa hợp tác đầu tư thương mại
16:36' - 10/04/2025
Việt Nam – Tây Ban Nha có rất nhiều dư địa để hợp tác toàn diện từ thương mại, đầu tư, du lịch đến khoa học công nghệ, giao lưu văn hoá.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Ngoại giao: Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với Việt Nam là bước đi tích cực
16:35' - 10/04/2025
Quyết định của Hoa Kỳ ngừng đánh thuế đối ứng trong 90 ngày đối với các mặt hàng xuất khẩu của các nước sang Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam là bước đi tích cực.