Tiêu điểm trong ngày: Cơ hội nào cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên?
Hàng loạt động thái ngoại giao đáng chú ý đang được các bên xúc tiến liên quan vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, được nhìn nhận như các bước đi để thúc đẩy kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên đầu tiên trong lịch sử, dự kiến vào tháng 5 tới.
Trước những câu hỏi còn bỏ ngỏ về thái độ “im hơi lặng tiếng” của Triều Tiên sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump chấp nhận lời mời đối thoại trực tiếp của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, tuần qua, Triều Tiên đã cử các quan chức ngoại giao hàng đầu nước này tới Thụy Điển và Phần Lan. Phái đoàn tới Thụy Điển do Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho dẫn đầu.
Tiếp theo chuyến thăm trên, Bộ Ngoại giao Phần Lan cũng thông báo về chuyến thăm 2 ngày (18-19/3) của ông Choe Kang-il, Vụ phó Vụ các vấn đề Bắc Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Triều Tiên.
Giới quan sát cho rằng chuyến công du của các nhà ngoại giao Triều Tiên tới Thụy Điển và Phần Lan có liên quan tới kế hoạch xúc tiến các cuộc gặp thượng đỉnh giữa Triều Tiên với Mỹ và Hàn Quốc, và đây cũng được xem là diễn biến mới nhất trong các nỗ lực ngoại giao liên tiếp thời gian nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Ông Ri Yong-ho và ông Choe Kang-il là các quan chức cấp cao đầu tiên của Triều Tiên xuất hiện công khai ở nước ngoài kể từ khi có thông báo về việc Tổng thống Trump đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Các chuyến ngoại giao cấp cao này đã phần nào trấn an những người còn lo ngại về việc đến nay Triều Tiên vẫn chưa có thông báo chính thức nào về kế hoạch gặp thượng đỉnh với Mỹ cũng như với Hàn Quốc.
Nói về sự “im lặng” khó hiểu này, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Baik Tae-hyun cho rằng có thể là do "Triều Tiên đang tiếp cận vấn đề một cách thận trọng và họ cần thời gian để xác định lập trường của mình".
Liên hệ chuyến công du của quan chức Triều Tiên tới Thụy Điển với kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên, nhà phân tích Jerker Hellstrom, chuyên gia châu Á thuộc Cơ quan Nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển (FOI) thuộc Bộ Quốc phòng, nhận định Thụy Điển "có một vai trò quan trọng trên bán đảo Triều Tiên, với tư cách quyền bảo hộ cũng như các đóng góp vào việc giám sát hiệp định đình chiến" giữa hai miền Triều Tiên.
Thụy Điển mở Đại sứ quán ở Bình Nhưỡng vào năm 1975, cũng đại điện cho các lợi ích của Mỹ, Canada và Australia ở Bình Nhưỡng và được coi là kênh liên lạc không chính thức giữa Mỹ và Triều Tiên.
Trong khi đó, Thủ tướng Lofven tuyên bố: "Nếu các bên (hai miền Triều Tiên, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc) muốn Thụy Điển đóng một vai trò - tạo điều kiện, là một diễn đàn hoặc một kênh liên lạc hay bất cứ thứ gì có thể - thì chúng tôi đã sẵn sàng làm việc đó".
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng những tin đồn về việc Thụy Điển có thể đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên là quá vội.
Cùng những động thái của Triều Tiên, giới chức Hàn Quốc cũng đang xúc tiến công tác chuẩn bị cho các cuộc gặp bước ngoặt với Triều Tiên.
Ông Chung Eui-yong, Giám đốc Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc, cũng là đặc phái viên của Tổng thống Moon Jae-in, đã tiến hành một loạt chuyến ngoại giao con thoi tới Mỹ 2 lần, tiếp đó là Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.
Sau các cuộc gặp, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã nhất trí ủng hộ các cuộc đối thoại thượng đỉnh sắp tới, đồng thời coi đây là cơ hội quan trọng nhằm "thay đổi tích cực" tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Quan điểm của Moskva và Bắc Kinh đối với các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều và liên Triều được đặc biệt chú ý bởi Nga và Trung Quốc là 2 thành viên trong vòng đàm phán 6 bên – cơ chế duy nhất từ trước tới nay được xem là nền tảng để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Nhật Bản cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác với Mỹ và Hàn Quốc trong các nỗ lực ngoại giao nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng vẫn kêu gọi duy trì chính sách “gây sức ép tối đa”, nhằm buộc Triều Tiên cam kết từ bỏ tên lửa và hạt nhân "một cách hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược".
Nhật Bản cũng khẳng định vai trò của mình với tư cách là một bên trong vòng đàm phán 6 bên, như ông Katsuyuki Kawai, cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định: "Nhật Bản không phải là một quan sát viên, mà là một trong các nhân vật chính".
Tuần qua Nhật Bản đã đề xuất tài trợ cho hoạt động thanh sát hạt nhân tại Triều Tiên nếu các bên đạt thỏa thuận, và gợi ý về một cuộc gặp thượng đỉnh Nhật – Triều.
Về phần Mỹ, động thái của Tổng thống Donald Trump bất ngờ thay đổi nhân sự cấp cao ở Bộ Ngoại giao, đưa Giám đốc CIA Mike Pompeo, người được xem là “quân sư” của ông Trump trong vấn đề Triều Tiên, sang làm Ngoại trưởng, được cho là bước chuẩn bị cho cuộc gặp với Triều Tiên.
Với việc cử một nhân vật được xem là nổi tiếng về quan điểm “diều hâu” lãnh đạo Bộ Ngoại giao, giới chuyên gia cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đang chuẩn bị phương án "không khoan nhượng "với Bình Nhưỡng.
Dự đoán này càng được củng cố sau khi có tin ông John Bolton, người nổi tiếng với quan điểm cứng rắn, có thể sẽ tham gia phái đoàn Mỹ công du Triều Tiên sắp tới.
Tuy nhiên, việc thay đổi nhân sự Bộ Ngoại giao Mỹ trong bối cảnh hiện nay, cùng với tình hình thiếu hụt nhân sự ở bộ này, nhất là những người "am hiểu về Triều Tiên" cũng gây những quan ngại về khả năng có thể tiến hành được cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, bởi giới phân tích cho rằng ông Trump và các phụ tá khó có thể chuẩn bị kịp cho cuộc gặp kể trên chỉ trong vỏn vẹn có 10 tuần lễ.
Đặc biệt, kể từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Trump được cho là "thường không kiên định với lập trường của chính mình cũng như những kế hoạch đã được vạch sẵn". Điều đó tạo ra rủi ro rất lớn cho kế hoạch tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Chủ tịch nhóm cố vấn doanh nghiệp và các tổ chức chính trị Longview Global Advisors (LGA), DJ Peterson bình luận: “Rủi ro lớn nhất đối với các cuộc đàm phán không phải là Triều Tiên… Đó là Washington, là Nhà Trắng".
Trong khi đó, thông tin của CNN ngày 16/3 về hình ảnh vệ tinh mới được các chuyên gia phương Tây phân tích, cho thấy Triều Tiên đã bắt đầu kiểm tra sơ bộ một trong những lò phản ứng hạt nhân tại cơ sở nghiên cứu Yongbyon, và việc mạng 38 North chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên cho rằng một lò phản ứng khác gần kề tại Yonbyon cũng có dấu hiệu hoạt động, cũng khiến dư luận đặt câu hỏi về khả năng tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều cũng như cuộc gặp Mỹ - Triều./.
Xem thêm:>>>Giá dầu châu Á tăng sau thông tin về cuộc gặp Mỹ - Triều Tiên
>>>Tướng Mỹ về hưu cảnh báo hậu quả chiến tranh Mỹ - Triều Tiên
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều hiệp hội thương mại Mỹ kêu gọi Tổng thống Trump tránh đánh thuế Trung Quốc
10:09' - 19/03/2018
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump cho biết đang chuẩn bị các mức thuế đánh vào các sản phẩm tiêu dùng, đồ công nghệ thông tin và viễn thông của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Mỹ đang tìm cách chia rẽ châu Âu trong vấn đề thương mại
08:08' - 19/03/2018
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã cảnh báo về việc Mỹ đang tìm cách chia rẽ Đức và châu Âu bằng các chính sách thương mại.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng sau thông tin về cuộc gặp Mỹ - Triều Tiên
15:27' - 09/03/2018
Phiên chiều 9/3, giá dầu thô tăng trên thị trường châu Á cùng với đà tăng điểm của các TTCK trong khu vực, khi có thông tin rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Hàn Quốc: Cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên sẽ là "dấu mốc lịch sử"
13:35' - 09/03/2018
Tổng thống Moon Jae-In cho rằng động thái này sẽ không chỉ nhận được lời tán dương của người dân ở hai miền Triều Tiên mà còn của người dân trên toàn thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37' - 03/07/2025
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27' - 03/07/2025
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”