Tiểu sử tóm tắt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Chiều 5/4, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội khóa XIV đã bầu ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV giữ chức Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu Tiểu sử tóm tắt của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Họ và tên: PHẠM MINH CHÍNHNgày sinh: 10/12/1958
Quê quán: Xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Dân tộc: KinhTôn giáo: Không
Ngày vào Đảng: 25/12/1986 Ngày chính thức: 25/12/1987
Trình độ được đào tạo: - Giáo dục phổ thông: 10/10- Chuyên môn nghiệp vụ: Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp, chuyên ngành kết cấu thép; Luật
- Học hàm, học vị: Tiến sỹ Luật học, Phó Giáo sư Ngành Khoa học An ninh
- Lý luận chính trị: Cao cấp
- Ngoại ngữ: Tiếng Rumani
Khen thưởng: + 01 Huân chương Quân công hạng Ba+ 02 Huân chương Chiến công hạng Hai
+ 01 Huân chương Lao động hạng Nhì
+ 01 Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất
+ 01 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ
Chức vụ:
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII.- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII; Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII.
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 05/04/2021)
- Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV.
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC Từ 09/1977 - 09/1984: Học Đại học Ngoại ngữ Hà Nội; Đại học Xây dựng Bucarest - Rumani. Từ 08/1982 - 09/1984: Được bầu làm Bí thư Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn Rumani và Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại nước Cộng hòa Rumani Từ 09/1984 - 01/1985: Tốt nghiệp Đại học, chờ tiếp nhận công tác Từ 01/1985 - 08/1987: Cán bộ tình báo Phòng 6, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an Từ 07/1985 - 09/1985: Đào tạo nghiệp vụ ngoại giao tại Đại học Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) - Bộ Ngoại giao Từ 09/1986 - 07/1987: Đào tạo nghiệp vụ tại Trường Tình báo (nay là Học viện Quốc tế) - Bộ Công an Từ 08/1987 - 01/1989: Cán bộ tình báo Cụm Tình báo phía Nam, Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an Từ 01/1989 - 01/1990: Cán bộ tình báo Cục Tình báo phía Nam thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Từ 01/1990 - 03/1991: Cán bộ tình báo, Cục Âu Mỹ thuộc Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Từ 03/1991 - 11/1994: Cán bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư thứ 3, rồi Bí thư thứ 2 Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani Từ 11/1994 - 05/1999: Cán bộ tình báo; Phó Trưởng phòng Cục Tình báo châu Âu thuộc Tổng cục Tình báo - Bộ Công an; Cán bộ Tổ thư ký lãnh đạo Bộ Công an, thuộc Văn phòng Bộ Công an Từ 08/1996 - 01/1997: Đào tạo nghiệp vụ tại Đại học An ninh (nay là Học viện An ninh) - Bộ Công an Từ 09/1999 - 09/2001: Đào tạo lý luận chính trị cao cấp tại trường Đảng cao cấp (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) Từ 05/1999 - 05/2006: Phó Cục trưởng; Quyền Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tình báo kinh tế - khoa học công nghệ và môi trường, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Từ 05/2006 - 12/2009: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo phụ trách tình báo kinh tế-khoa học, công nghệ và môi trường, thuộc Bộ Công an. Từ 12/2009 - 08/2010: Phó Tổng cục trưởng phụ trách rồi Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an Từ 08/2010 - 08/2011: Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách lĩnh vực hậu cần - kỹ thuật, tài chính, khoa học, công nghệ, môi trường của Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ 08/2011 - 02/2015: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng. Từ 02/2015 - 01/2016: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII bầu là Ủy viên Bộ Chính trị. Từ 02/2016 đến 04/2021: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khóa XII, Trưởng Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương khóa XII; phụ trách Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản của Quốc hội khóa XIV. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, được bầu tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu tái cử Bộ Chính trị khóa XIII. Từ 05/04/2021: Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Phạm Minh Chính được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ
16:14' - 05/04/2021
Chiều 5/4, với 462/466 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 96,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016 – 2021 đối với ông Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng một nhiệm kỳ Chính phủ tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt
12:34' - 05/04/2021
Ghi nhận kỳ vọng về bộ máy nhân sự chủ chốt trong nhiệm kỳ 2016-2021, ngày 5/4, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với các đại biểu bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Toàn văn phát biểu nhậm chức của Chủ tịch nước
10:32' - 05/04/2021
Sáng 5/4, Quốc hội khóa XIV đã bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, đại biểu Quốc hội khóa XIV giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016 - 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Kỳ vọng vào một Chính phủ mới quyết liệt hơn, thành công hơn
09:40' - 05/04/2021
Tiếp tục thực hiện công tác nhân sự tại Kỳ họp thứ 11, ngày 5/4, Quốc hội tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Phân cấp quy hoạch để phát huy tối đa nguồn lực
20:00'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 6 tháng: Thể chế tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế
18:49'
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh cải cách thể chế, tinh gọn tổ chức - bộ máy, thực hiện hợp nhất tỉnh, thành, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư khu bến container Lạch Huyện
16:05'
Bộ Tài chính đã hoàn thành thẩm định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng các bến cảng container số 9, 10, 11 và 12 thuộc khu bến Lạch Huyện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Thọ Xuân lắp rào chắn ngăn ngừa tiếp cận trái phép, vật ngoại lai
15:59'
Dự kiến lượng hành khách tăng vào giai đoạn cao điểm Hè 2025 và các hãng hàng không lên kế hoạch tăng tần suất và mở thêm các đường bay đi và đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp tục áp dụng thuế VAT 8% với phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc
15:59'
VEC tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT ở mức 8% đối với giá dịch vụ sử dụng các tuyến đường cao tốc hiện đang quản lý khai thác (giữ nguyên mức thu hiện nay).
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng công nghệ tiên tiến vào tất cả các khâu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
15:59'
Cuộc điều tra nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu; làm dàn chọn mẫu cho một số cuộc điều tra định kỳ hằng năm...
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường rộng mở từ cú hích chuyển đổi số
15:27'
Bộ Công Thương sẽ tập trung đầu tư chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, qua đó tăng truyền thông, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa thương hiệu Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dừng chạy tàu phục vụ người đi làm giữa Đông Hà - Đồng Hới
14:35'
Dừng chạy tàu cho người đi làm giữa chặng Đông Hà - Đồng Hới (tỉnh Quảng Trị) do lượng người đăng ký không đủ để tổ chức chạy tàu.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố niềm tin nhà đầu tư từ quyết định “sắp xếp lại giang sơn”
13:12'
Việc hợp nhất các tỉnh, thành không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc phát triển hạ tầng và tiện ích, mà còn thúc đẩy hoạt động đầu tư trong thời gian tới.