Tìm giải pháp ứng phó với dịch bệnh ở tôm nước lợ do xâm nhập mặn
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang gặp những thách thức mới, đặc biệt là trong nuôi tôm nước lợ. Đây là vấn đề được đặt ra tại Hội nghị mở rộng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ và bàn giải pháp ứng phó với dịch bệnh thủy sản do xâm nhập mặn, tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh ngày 31/3.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, trong đợt thả nuôi từ tháng 12/2015-3/2016, do ảnh hưởng của xâm nhập mặn nên hầu hết các địa phương chỉ thả nuôi tôm nước lợ khoảng 70-80% diện tích so với cùng kỳ và lượng tôm giống chỉ đạt 50%. Điều này đã ảnh hưởng đến sản lượng tôm nguyên liệu trong thời điểm hiện nay.
Số liệu của Cục Thú y cho thấy, tính đến ngày 28/3, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của các tỉnh ĐBSCL bị thiệt hại do dịch bệnh là trên 4.720 ha, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù, tình hình dịch bệnh giảm so với cùng kỳ cả về phạm vi và diện tích xảy ra dịch bệnh, tuy nhiên khoảng 50% diện tích thiệt hại liên quan đến yếu tố môi trường và biến đổi khí hậu.
Tổng cục Thủy sản cũng ghi nhận, hiện nay đã một số tỉnh như Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau và Bạc Liêu do nắng nóng, mực nước đầm nuôi thấp, môi trường không ổn định, kết hợp với độ mặn cao đã làm cho tôm giảm sức đề kháng, dễ bị sốc và chết ở vùng nuôi quảng canh cải tiến. Diện tích thiệt hại ước tính 2.000 ha.
Ngoài xâm nhập mặn, tình trạng ô nhiễm ở vùng nuôi đang diễn ra rất nghiêm trọng ở nhiều địa phương. Ông Trần Đình Luân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, sau một thời gian nuôi tôm thẻ thì các ao nuôi bị ô nhiễm nặng nề. Hiện tại người dân chỉ mới có cách xử lý là phơi ao, diệt mầm bệnh, nhưng các hóa chất, kháng sinh vẫn còn. Do đó, cần có những nghiên cứu cách khắc phục chứ không thể cứ ô nhiễm rồi đào ao mới, sau đó chỉ nuôi 1-2 năm rồi lại ô nhiễm.
Để đảm bảo sản lượng tôm nước lợ trong năm 2016 không giảm so với cùng kỳ, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị các địa phương phải có giải pháp hiệu quả bảo vệ diện tích nuôi tôm hiện có, không bị dịch bệnh và xâm nhập mặn tác động.
Các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và địa phương phải cập nhật thường xuyên những thông tin khoa học mới nhất để ứng phó với dịch bệnh trong đợt thả nuôi tôm mới vào tháng 5-6 tới đây.
Trong đó, có 4 loại bệnh cần theo dõi thường xuyên, gồm bệnh đốm trắng, siêu gan tụy cấp, bệnh chậm lớn và virut gây bệnh hoại tử máu, biểu mô. Đồng thời, có những biện pháp kiểm soát tốt dịch bệnh ở tôm bố mẹ, đặc biệt là tôm nhập khẩu và các trại tôm và giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng.
Để ứng phó với xâm nhập mặn, Viện Nghiên cứu môi trường thủy sản II đề xuất một số giải pháp như nuôi tôm thẻ băng công nghệ biofloc nhằm hạn chế thay nước; xây dựng và phát triển mô hình nuôi theo hướng có kiểm soát tốt và chủ động hơn, đảm bảo độ sâu để ổn định nhiệt độ, ít thay nước, lắng trữ nước có độ mặn thấp…/.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chống chọi với hạn mặn: Phần 1 - Thiên tai lịch sử
10:43' - 17/03/2016
Gần 2 tháng qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên đang gồng mình trước hạn, mặn đợt chống chọi được đánh giá xảy ra sớm và sẽ kéo dài đến giữa năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Lúa chết vì hạn mặn, nông dân phải "lấy tiền bán bò mua rơm cho bò ăn"
10:12' - 16/03/2016
Hạn mặn khiến lúa chết đã dẫn đến tình trạng nhiều gia đình chăn nuôi không có rơm để cho bò ăn, phải mua rơm cuộn về dự trữ cho bò ăn dần… đợi đến tháng 10 thu hoạch lúa vụ Hè Thu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Liên kết, lồng ghép phát triển
17:56' - 02/03/2016
Liên kết, lồng ghép là một trong những giải pháp có tầm nhìn dài hạn giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển an toàn, trù phú và bền vững trước tác động xấu của thiên tai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
08:40'
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức khởi công, khánh thành trực tuyến đồng loạt các công trình lớn
08:10'
Văn phòng Chính phủ phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các tỉnh, thành phố để rà soát danh sách các công trình, dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch và Tổng Thư ký IPU
08:03'
Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.
-
Kinh tế Việt Nam
Những hình ảnh đầu tiên về Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025
07:46'
Đúng 6h ngày 7/4, tại Khu di tịch lịch sử Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng, các đại biểu khởi hành lên núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng niệm các vua Hùng.
-
Kinh tế Việt Nam
WTO: Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng
19:00' - 06/04/2025
Theo WTO, việc Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế đối ứng 46% cho hàng hóa Việt Nam là không công bằng, không phản ánh thiện chí nỗ lực của Việt Nam trong xử lý tình trạng thâm hụt thương mại.