Lúa chết vì hạn mặn, nông dân phải "lấy tiền bán bò mua rơm cho bò ăn"
“Thiên tai hạn mặn, lúa không trổ, cắt không được nên không có rơm cho bò ăn. Thành ra tôi phải bán bớt bò để giảm phần ăn. Năm nay, tôi phải bán đi 7 con bò, mà giá thất thoát mỗi con từ 4 -5 triệu đồng. Tôi lấy tiền bán bò để mua rơm cho 10 con bò còn lại ăn trong những tháng tới. Không biết nước mặn thế này thì vụ Hè tới có lúa được không nữa?”, ông Sơn nói trong nước mắt.
Gia đình ông Võ Thanh Sơn, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nuôi 17 con bò, chưa năm nào gia đình ông phải lao đao, khổ sở vì thiếu rơm cho bò ăn như năm nay. Mọi năm với 2ha lúa, gia đình ông thừa rơm cho đàn bò ăn.
Nhưng năm nay vì không đủ kinh phí để tiếp tục mua rơm cho bò ăn nên ông Sơn phải ngậm ngùi bán đi 7 con bò. Chưa khi nào ông Sơn bán bò mà lại buồn như năm nay.
Đến thời điểm này, hạn mặn khiến gần 20.000ha lúa trên địa bàn tỉnh Bến Tre bị thiệt hại 100%. Lúa chết sớm không thu hoạch hạt còn bị mất rơm cho bò ăn. Nhiều gia đình nuôi bò ở huyện Ba Tri – địa phương có đàn bò lớn nhất tỉnh, trên 87.000 con phải mua rơm từ các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp, Long An về cho bò ăn. Có những gia đình phải bán bớt bò vì không có kinh phí để tiếp tục mua rơm.
Từ hơn 2 tháng nay, mỗi ngày từ sáng đến tối có hàng chục chuyến tàu chở rơm từ các tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp về bãi tập kết rơm trên sông Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại) bán cho người nuôi bò huyện Ba Tri và Bình Đại.
Anh Nguyễn Văn Tấn, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre làm nghề mua – bán rơm cuộn được 6 năm nay cho biết, chưa khi nào nhu cầu mua rơm cuộn cho bò ăn lại “nóng” như năm nay. Cứ 3 ngày anh chở một chuyến rơm (khoảng 900 – 1.000 cuộn rơm) từ Long An về bãi tập kết rơm ở sông Ba Lai để bán cho người nuôi bò.
“Năm nay do hạn mặn đến sớm và quá khắc nghiệt nên mùa màng bị thiệt hại, lúa bị chết sớm nên rơm không lấy được cho bò ăn vì thế nhiều người nuôi bò ở Ba Tri phải mua rơm cuộn. Nhu cầu mua rơm cuộn cho bò ăn năm nay nhiều gấp 3 lần so với mấy năm trước”, anh Tấn cho hay.
Gia đình anh Nguyễn Thanh Phong, ấp An Thuận, xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre nuôi 4 con bò. Những năm trước, với 6.000m2 trồng lúa, rơm thu được anh Phong vừa để cho bò ăn vừa bán cho các gia đình nuôi bò khác.
Thế nhưng, năm nay do hạn mặn, 6.000m2 lúa của gia đình bị cháy lá khi sắp trổ bông, cắt về bò không ăn được. Từ hai tháng nay, gia đình anh phải mua rơm của các thương lái từ các tỉnh Long An về cho bò ăn.
Mỗi ngày anh cho 4 con bò ăn 2 cuộn rơm. Mỗi cuộn rơm (tương đương 14-15 kg) có giá từ 26.000 đến 27.000 đồng.
“Nước mặn xâm nhập cách nay 2 tháng, lúa chết, cắt về cho bò, bò không ăn. Thành ra chúng tôi bắt buộc phải mua thức ăn từ rơm cuộn từ Long An về đây. Tôi vừa mua 100 cuộn với giá 2,6 triệu đồng về trữ cho bò ăn, số rơm này bốn con bò ăn được khoảng hơn một tháng.
Nuôi bò mà phải mua rơm như vậy thì không có lợi nhuận, nông dân chúng tôi không thể nào duy trì lâu dài được”, anh Phong thở dài.
Xã Tân Xuân có 6.700 con bò, số đàn bò lớn nhất huyện Ba Tri. Có nhiều gia đình nuôi từ 10 – 20 con bò. Theo tính toán của một số nông hộ, trung bình mỗi ngày hai con bò ăn hết một cuộn rơm, hiện 2kg rơm có giá gần bằng 1kg lúa.
Do lúa chết, nhiều gia đình đã lâm vào cảnh túng quẫn nay lại phải gồng mình gánh thêm chi phí lo cho đàn bò. Vì vậy, có gia đình đã cân nhắc bán bớt bò để giảm chi phí mua rơm.
Bà Đào Thị Gọt, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre than thở: “Nhà tui có 20 con bò, giờ phải bán mấy con bò đực lớn, bán đặng mua rơm lại cho mấy con cái ăn. Ruộng mất trắng, mấy hôm nay tôi mua 13 triệu tiền rơm rồi, tôi tính chuẩn bị mua 5 – 7 triệu tiền rơm nữa để dự trữ ăn cho đến tháng 9 – tháng 10 gặt vụ Hè Thu mới không phải mua rơm nữa”.
Hiện nay, về các xã Tân Xuân, An Bình Tây, Phú Lễ… (huyện Ba Tri) hầu như gia đình nuôi bò nào cũng chất rơm cuộn dự trữ ngoài sân, trong nhà đợi đến gặt vụ lúa mới hi vọng sẽ có rơm cho bò ăn. Thế nhưng, theo đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, những gia đình có đàn bò đông sẽ gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Thành Lâm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cho biết: “Lúa thất thu nên không có rơm cho bò ăn. Bà con phải mua rơm cuộn từ nơi khác đem về cho bò ăn. Mỗi một cuộn rơm 14 – 15 kg có giá từ 26.000 đến 27.000 đồng.
Hiện tại, bà con mua rơm để dự trữ. Nhưng nếu về lâu dài đối với những gia đình nuôi bò từ 5 - 10 con trở lên, bà con không thể nào đủ kinh phí để mua rơm dự trữ để giữ vững đàn bò của gia đình mình”.
Hạn mặn khiến lúa chết đã dẫn đến tình trạng nhiều gia đình chăn nuôi không có rơm để cho bò ăn, phải mua rơm cuộn về dự trữ cho bò ăn dần… đợi đến tháng 10 thu hoạch lúa vụ Hè Thu. Nhưng từ nay đến tháng 10, liệu có bao nhiêu gia đình nuôi bò ở huyện Ba Tri nói riêng và gia đình nuôi bò ở tỉnh Bến Tre nói chung có thể cầm cự được?./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cộng đồng quốc tế “hiến kế” ứng phó hạn mặn
21:07' - 15/03/2016
Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, đã gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh tại khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài cuối: Liên kết, lồng ghép phát triển
17:56' - 02/03/2016
Liên kết, lồng ghép là một trong những giải pháp có tầm nhìn dài hạn giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển an toàn, trù phú và bền vững trước tác động xấu của thiên tai.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long - Bài 3: Cả hệ thống chính trị vào cuộc
15:19' - 02/03/2016
Khi những đợt hạn, mặn khốc liệt diễn ra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng là lúc ghi nhận sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng người dân đối phó với tình trạng khó khăn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Năng suất thu hoạch đầu vụ ở Tiền Giang vẫn tăng dù hạn mặn
12:11' - 02/03/2016
Đến ngày 2/3, các hộ nông dân ở Tiền Giang đã thu hoạch đầu vụ được khoảng 35.000 ha với năng suất bình quân 72 tạ/ha, tăng hơn 2 tạ/ha so kế hoạch đề ra và sản lượng khoảng 250.000 tấn lúa hàng hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông dòng vốn mới để hiện thực mục tiêu tăng trưởng hai con số
16:04'
Việc sớm có các giải pháp khơi thông nguồn vốn mới là thực sự quan trọng để có thể đáp ứng nhu cầu vốn khổng lồ cho việc hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng hai con số trong giai đoạn mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Avestos
15:20'
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Avestos (Cộng hòa Liên bang Đức).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Loại bỏ tình trạng cấp trên "hợp thức hóa" cho cấp dưới
15:08'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo việc xây dựng các luật đảm bảo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chuyển đổi từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch hệ sinh thái công nghiệp TP. Hồ Chí Minh theo chuỗi giá trị mới
12:45'
TP. Hồ Chí Minh đã và đang hướng đến mô hình phát triển khu công nghiệp bền vững, với việc triển khai Đề án thí điểm chuyển đổi mô hình hoạt động của một số khu chế xuất - khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai đề án môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô
11:44'
Đối với sông Tô Lịch, đến thời điểm này, Hà Nội đã nạo vét được hơn 2/3 khối lượng bùn thải dưới lòng sông, đạt xấp xỉ 8.600 m3. Khoảng 3.200 m3 còn lại ở đoạn hạ lưu đang tiếp tục được xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
10:55'
Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch đồng bộ – Động lực để Phú Thọ phát triển bền vững
10:49'
Không đơn giản là phép cộng cơ học về diện tích và dân số, việc hợp nhất ba tỉnh chính là cuộc "tái cấu trúc không gian phát triển" của một chỉnh thể hành chính mới.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang đầu tư cảng, bến tại Phú Quốc
10:38'
Đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một đặc khu kinh tế năng động, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Các loại hình giao thông vận tải diễn ra bình thường, không ghi nhận thiệt hại do bão
09:40'
Lĩnh vực hàng hải và đường thủy, hiện hoạt động khai thác cảng biển và thủy nội đia đang diễn ra bình thường và không ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra.