Tìm hướng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI nhận định, trong 2 năm qua và đặc biệt những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, khó lường và ảnh hưởng kéo dài, nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp đã nêu cao tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường và nỗ lực duy trì sản xuất, hoạt động kinh doanh để tạo sinh kế, việc làm, thu nhập cho người lao động.
Đồng thời, đoàn kết cùng nhau vượt khó bước qua những khó khăn, thách thức mà dịch bệnh - kẻ thù vô hình đem lại.
Trong 9 tháng năm 2021, có trên 90.000 doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh. Như vậy, bình quân một tháng có hơn 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 24% so với năm 2020.Bức tranh chung của cộng đồng doanh nghiệp đang có sự suy giảm mạnh về quy mô hoạt động và sự gia tăng mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Theo ông Vinh, các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định rằng, đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng lâu dài đến cách thức vận hành của nền kinh tế, quản trị quốc gia, quản trị xã hội và quản trị doanh nghiệp.Quá trình phục hồi kinh tế kéo dài, nhiều nước đưa ra các quy định pháp luật mới, các chính sách đặc biệt có thời hạn nhiều năm để hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động.
Tại Việt Nam, cuộc chiến chống dịch COVID-19 đã làm nhiều doanh nghiệp kiệt sức, nhiều lĩnh vực kinh doanh kiệt quệ.Tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh, doanh nghiệp mất hợp đồng, mất dòng tiền, tương lai phía trước là tài chính suy kiệt, lực lượng lao động tan rã.
Việc khôi phục lại sản xuất sẽ là bài toán nan giải đối với các đơn vị, doanh nghiệp trong thời gian tới.
Để doanh nghiệp nhanh chóng vượt qua khủng hoảng của dịch COVID-19, ông Vinh nhấn mạnh: Thông qua nhiều quyết sách đúng đắn và kịp thời, Chính phủ đã hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để tập trung thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh cũng như phục vụ trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội.Tuy nhiên, tới đây việc triển khai các chính sách hỗ trợ cần quyết liệt, mạnh mẽ, công khai, minh bạch, kịp thời, dễ tiếp cận; quy mô hỗ trợ phải tương xứng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh; điều kiện, tiêu chuẩn các gói hỗ trợ phải khả thi; các quy trình, thủ tục để hưởng hỗ trợ phải được đơn giản hóa tối đa.
Đồng thời, có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện và chế tài xử lý để tránh lợi dụng, trục lợi chính sách.
Đánh giá về những chính sách cải cách thể chế hướng tới tạo thuận lợi thương mại và hỗ trợ, hậu thuẫn cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI cho biết, trước những tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành và triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030...Tuy nhiên, thực tế cho thấy chưa có những chính sách mạnh mẽ và bài bản trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính. Do đó, rất cần Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động này trong thời gian tới.
Ông Tuấn khuyến nghị để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh cần đẩy mạnh nhóm thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy… nhằm đưa các dự án đầu tư vào hoạt động.Song song đó, nhóm thủ tục xuất nhập khẩu bao gồm hải quan và kiểm tra chuyên ngành cũng cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa, rút ngắn các quy định và thủ tục. Bởi, hiện nay quy mô xuất khẩu đang rất lớn và nếu quá trình này được rút ngắn thì hiệu quả tạo ra rất lớn.
Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho biết, Việt Nam đã trải qua 2 năm đầy khó khăn của dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tới sự phát triển kinh tế - xã hội.Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đến nay các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm lãi cho các doanh nghiệp khoảng 32.000 tỷ đồng và có 1,7 triệu khách hàng bị ảnh hưởng được hỗ trợ với dư nợ lũy kế từ 2020 đến cuối tháng 9/2021 là 5,2 triệu tỷ đồng.
Các tổ chức tín dụng cũng phải loại rủi ro cho rất nhiều doanh nghiệp khi được cơ cấu nợ.Cùng với đó, trích dự phòng rủi ro 30% ngay từ đầu năm 2021 khiến việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cũng gây khó cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Theo ông Hùng, tất cả những khoản nợ mà doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã được cơ cấu nợ đang được các tổ chức tín dụng cho vay là nợ dưới chuẩn nên việc xem xét cho vay mới là khó khăn với các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện chuẩn thì ngân hàng cho vay không hạ lãi suất.Tuy nhiên, hiện nay, các tổ chức tín dụng đang cho các doanh nghiệp vay giữa bối cảnh hết sức đặc biệt khi doanh nghiệp bị giảm doanh thu, chưa biết lãi hay lỗ, tài sản đảm bảo thiếu… nên rất cần cơ chế đặc biệt để các tổ chức tín dụng xem xét hỗ trợ doanh nghiệp.
Trong khi đó, các tổ chức tín dụng phải cơ cấu nợ, giảm lãi vay, giảm phí cho các doanh nghiệp. Vòng quay đồng tiền khó khăn hơn, tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng cũng bị ảnh hưởng nếu không linh hoạt. Vì vậy nếu tiếp tục giảm lãi suất cho vay thì phải đi cùng giảm lãi suất huy động, nhưng nếu giảm lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng tới tính thanh khoản…./.
- Từ khóa :
- vcci
- covid 19
- chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định EVFTA: Sức bật cho doanh nghiệp Việt Nam - EU
14:40' - 27/10/2021
Hiệp định EVFTA không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy thương mại hai chiều mà còn là lợi thế ưu việt cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
-
Thị trường
Nguyên liệu đầu vào tăng, hàng loạt doanh nghiệp xi măng chỉnh giá bán
17:21' - 26/10/2021
Hàng loạt doanh nghiệp xi măng đã đồng loạt tăng giá trong tháng 10 do giá các nguồn nguyên liệu, vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất như điện, than, dầu, thạch cao…tăng.
-
Phân tích doanh nghiệp
Doanh nghiệp cảng biển hưởng lợi gì từ tăng trưởng xuất khẩu?
15:31' - 26/10/2021
Ngành cảng biển duy trì triển vọng khả quan nhờ chiến dịch tiêm chủng toàn cầu củng cố triển vọng thương mại và gia tăng lượng hàng hóa qua cảng.
-
DN cần biết
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác điều tra chống bán phá giá sản phẩm đường mía
14:16' - 26/10/2021
Bản câu hỏi điều tra về chống bán phá giá sản phẩm đường mía đã được gửi cho doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi điều tra là trước 17h00 ngày 1/12/2021.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Đến năm 2030, Bắc Giang cần khoảng 6.300 lao động ngành bán dẫn
18:54'
Dự kiến giai đoạn 2025-2030, ngành bán dẫn tại Bắc Giang có nhu cầu tuyển khoảng 6.300 lao động; trong đó, lao động trình độ cao đẳng trở lên là 1.200 lao động; lao động phổ thông là 5.100 lao động.
-
DN cần biết
Văn hóa kinh doanh: Sức mạnh mềm đem lại lợi ích quốc gia
09:15'
Văn hóa doanh nghiệp trở thành hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Bởi văn hóa doanh nghiệp có mạnh thì doanh nghiệp mới mạnh và phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy định khi tham gia Online Friday 2024
17:03' - 28/11/2024
Doanh nghiệp, tổ chức, các nhà sáng tạo nội dung khi tham gia chương trình cần đảm bảo kinh doanh hoặc hỗ trợ người bán kinh doanh hàng hóa chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...
-
DN cần biết
Quản trị hiệu quả tài nguyên nhãn hiệu tại doanh nghiệp
16:37' - 28/11/2024
Hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam để tiếp cận thị trường quốc tế nhưng cũng nhiều thách thức trong cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cả ở trong và ngoài nước.
-
DN cần biết
Giải mã sức hút của kim cương nhân tạo với người tiêu dùng
15:06' - 28/11/2024
Kim cương nhân tạo đã dần trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với người tiêu dùng trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành trang sức.
-
DN cần biết
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu
15:00' - 28/11/2024
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố xanh, sạch, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng.
-
DN cần biết
Hàn Quốc nới lỏng quy định về chuyển đổi thị thực cho lao động lành nghề
08:33' - 28/11/2024
Hàn Quốc sẽ cải đổi chính sách nhập cư để thu hút hơn 100.000 lao động nước ngoài xuất sắc trong 5 năm tới.
-
DN cần biết
Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Bulgaria
18:58' - 27/11/2024
Việt Nam – Bulgaria có nhiều dư địa hợp tác đa lĩnh vực từ công nghiệp công nghệ cao, chế tạo ô tô, nông nghiệp và chế biến thực phẩm đến y tế, giáo dục…
-
DN cần biết
Thiết lập tiêu chuẩn xanh với hàng hoá xuất khẩu vào EU
16:19' - 27/11/2024
CEAP dự báo sẽ tác động mạnh tới thương mại toàn cầu, nhất là giao thương từ các nước với EU. Đồng thời đặt ra những yêu cầu mới cho nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào EU và chuỗi cung ứng.