Tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ chính ngạch cho trái thanh long
Chiều 4/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã tổ chức cuộc họp bàn giải pháp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông thủy sản của tỉnh trước ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.
Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, tình hình xuất khẩu một số nông sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Tại Bình Thuận, ảnh hưởng nặng nhất là trái thanh long bởi 90% sản lượng trái được xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua các cửa khẩu biên giới theo hình thức mậu biên.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, từ nay đến cuối tháng 2/2020, Bình Thuận có khoảng 100.000 tấn thanh long trái vụ cho thu hoạch.
Tuy nhiên, hiện sức mua tại các nhà vườn thanh long đang có xu hướng giảm mạnh khi Trung Quốc ngừng thông quan hàng hóa. Một số doanh nghiệp, cơ sở thu mua thanh long đã ngừng thu mua.
Hiện tại giá mua tại nhà vườn chỉ dao dộng từ 4.000 đến 6.000 đ/kg, có nơi rất thấp. Thời gian tới, nếu các cửa khẩu đóng cửa kéo dài thì các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và người trồng thanh long sẽ rất khó khăn.
Thông tin về tình hình hoạt động của các cửa khẩu ở các tỉnh biên giới phía Bắc, ông Biện Tấn Tài, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh cho biết: theo Công điện từ Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc trước tình hình gia tăng của dịch bệnh, các cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc đã tạm dừng các giao dịch trao đổi hàng hóa cư dân biên giới từ ngày 31/1 (mùng 7 tháng Giêng) đến ngày 8/2 (tức 15 tháng Giêng).
Ngày 3/2, cửa khẩu Hữu Nghị đã mở cửa nhưng chưa giải quyết được số hàng tồn do không có hợp đồng tiêu thụ, sức mua bên Trung Quốc giảm cho các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, chuỗi bán lẻ đóng cửa.
Đồng thời, nếu có giao thương sang nước bạn thì cũng phải yêu cầu lái xe cách ly 14 ngày để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh nên các chủ hàng, lái xe chưa thống nhất việc này.
Tính đến ngày 4/2, Bình Thuận có khoảng 150 xe container (khoảng 3.000 tấn) của doanh nghiệp tỉnh chở thanh long xuất sang Trung Quốc đang chờ thông quan.
Tại cuộc họp, các đại biểu cho rằng, bên cạnh giải pháp trước mắt thu mua trái để lưu trữ tại kho lạnh chờ thông quan, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ chính ngạch.
Các đại biểu cũng cho rằng đây cũng là lúc để người nông dân nhìn lại, nhận thức rõ hơn việc tổ chức sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường và đảm bảo các quy trình sản xuất theo chuẩn VietGap, Global Gap… để không bị phụ thuộc vào một thị trường và có thể chinh phục được những thị trường khó tính.
Ông Lê Tuấn Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại sản lượng thanh long đang lưu tại các kho lạnh tại doanh nghiệp và sản lượng trái trên cây. Từ đó đưa ra sản lượng cần tiêu thụ hàng ngày đến hết quý 1 để có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hợp lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương khuyến cáo nông dân phải điều chỉnh lại sản xuất phù hợp với tình hình hiện nay.
Cụ thể, những vườn đang nuôi trái cần tập trung chăm sóc, tỉa bớt tối đa nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi quả và hạn chế tối đa chi phí đầu tư phân bón, kéo dài thời gian thu hoạch.
Những vườn chưa có trái nên hạn chế cho ra trái và không tiến hành chong điện; chăm sóc tốt để cây có thời gian phục hồi sau thời gian dài khai thác và thường xuyên cập nhật thông tin liên quan tình hình tiêu thụ.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Công Thương phải xây dựng phương án hỗ trợ, tiêu thụ thanh long của tỉnh, chậm nhất tới ngày 7/2 phải báo cáo cụ thể Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đồng thời, cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở phải có văn bản gửi đi các tập đoàn bán lẻ lớn ở trong nước và có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương chỉ đạo các tập đoàn kinh tế lớn, đơn vị sản xuất, chế biến lớn có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ thanh long Bình Thuận.
Ngoài ra, Sở Công Thương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ thanh long tại 16 thị trường khác ngoài Trung Quốc. Đồng thời, làm việc với các doanh nghiệp đang có xe thanh long chờ thông quan tại cửa khẩu biết tình hình và có phương án giải quyết tiêu thụ ở tại thị trường phía Bắc.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Sở Công Thương chủ động phối hợp với các địa phương, Hiệp hội thanh long, Hiệp hội du lịch, Hiệp hội doanh nghiệp vận động các doanh nghiệp, đơn vị đưa nông sản, trái cây tươi vào các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi để bày bán và đẩy mạnh tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn, khu du lịch…
Về lâu dài, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền người dân thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các bên theo chuỗi giá trị sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn thực phẩm, theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, tăng sản lượng xuất khẩu bằng chính ngạch./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Theo dõi sát tình hình sản xuất và lưu thông nông sản
21:47' - 03/02/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trao đổi, phối hợp với các bộ ngành hữu quan, cơ quan Việt Nam tại Trung Quốc, cập nhật tình hình dịch bệnh, hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại biên giới.
-
Hàng hoá
Các ngành hàng bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản
18:36' - 03/02/2020
Trước diễn biến bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, hoạt động xuất nhập khẩu chịu tác động xấu vì nhu cầu tiêu thụ giảm, chợ biên giới mở cửa chậm hơn thường lệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch do virus Corona: Các kịch bản tiêu thụ nông sản
16:22' - 03/02/2020
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các đơn vị, địa phương nhận dạng kỹ, chính xác về tình hình dịch bệnh Corona tác động đối với nông nghiệp Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…