Tín hiệu mới cho khả năng tự cường năng lượng của quốc gia lớn nhất ASEAN
Theo báo Jakarta Post, Indonesia đã nhận được khoản hỗ trợ đáng kể 1,2 tỷ euro (1,27 tỷ USD) từ nguồn tài chính xanh của ngân hàng Kreditanstalt für Wiederaufbau (KfW). Thỏa thuận hỗ trợ được thông qua tại Hội nghị lần thứ 29 Các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan.
Giới quan sát nhận định, khoản tài trợ này đã mở ra cánh cửa cho tầm nhìn năng lượng mới của Tổng thống Prabowo Subianto, trong bối cảnh các nhà môi trường lo ngại về cam kết tương lai của Chính phủ Indonesia trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ khó đạt được.Thỏa thuận tài chính xanh trị giá 1,2 tỷ euro, tập trung vào việc thúc đẩy lĩnh vực năng lượng tái tạo tại quốc gia lớn nhất Đông Nam Á, nêu bật tiềm năng vốn có trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn. Công ty tiện ích nhà nước PLN của Indonesia và KfW đang hợp tác để tài trợ cho việc xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng và hệ thống truyền tải sẽ tích hợp những nguồn năng lượng tái tạo vào lưới điện quốc gia.Indonesia có kế hoạch bổ sung thêm 100 GW công suất phát điện mới trong 15 năm tới, trong đó 75 GW đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Để đạt được các mục tiêu, nước này sẽ cần một khoản tài chính xanh đáng kinh ngạc là 281 tỷ USD hàng năm. Nhưng ngân sách nhà nước (APBN) chỉ có thể chi trả một phần trong số này, vào khoảng 37.900 tỷ rupiah (2,37 tỷ USD).
Một trong những chương trình hành động hàng đầu của Tổng thống Prabowo là đạt được khả năng tự cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, Indonesia đang phải đối mặt với những khó khăn về tiềm lực tài chính, khả năng chi trả cũng như thiếu hụt chính sách phát triển bền vững. Bất chấp tính cấp bách của cuộc khủng hoảng năng lượng và khí hậu, Tổng thống Prabowo hiếm khi đề cập tới vấn đề này trong các bài phát biểu của mình, kể cả trong lễ nhậm chức hôm 20/10 vừa qua.Ông Prabowo nói đến an ninh năng lượng chứ không đề cập tới quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. Trong bài phát biểu nhậm chức, ông Prabowo cho biết Indonesia có nguồn năng lượng dồi dào để tự cung tự cấp, đặc biệt là dầu cọ sản xuất dầu diesel sinh học, nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu thô và nhiên liệu nhập khẩu, than đá và các nguồn năng lượng tái tạo cho điện như thủy điện và năng lượng địa nhiệt.Giới chuyên gia cho rằng, việc bổ nhiệm ông Hashim Djojohadadikusumo làm đặc phái viên của chính phủ gắn liền với kế hoạch thành lập Cơ quan Biến đổi Khí hậu của Tổng thống Prabowo Subianto.
Một nguồn tin cho hay, ông Hashim đứng đằng sau kế hoạch của chính phủ trong việc thành lập cơ quan sau này sẽ điều tiết việc buôn bán carbon ở Indonesia. Theo một số thông tin bên lề, cháu trai của ông Prabowo, Budi Djiwandono, đang được cân nhắc đứng đầu cơ quan này. Các cuộc đàm phán tại COP 29 đã gặp nhiều khó khăn vì các nước phát triển từ chối gánh toàn bộ gánh nặng tài trợ khí hậu cho các Mục tiêu định lượng tập thể mới (NCQG). Các nước phát triển, đặc biệt là những nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, lập luận rằng khoản tiền 1.300 tỷ USD tài trợ khí hậu mà các nước đang phát triển yêu cầu cũng nên được chia sẻ với những nước phát thải lớn khác như Trung Quốc và Ấn Độ. Hai quốc gia này được coi là một trong những nước phát thải lớn nhất trên toàn cầu.Hơn nữa, các quốc gia dầu mỏ như Saudi Arabia, Qatar và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ những quốc gia đang phát triển. Dự thảo đề xuất về tài chính khí hậu, với khoản tiền hỗ trợ thống nhất là 300 tỷ USD từ các nước phát triển lớn, đã được gửi sớm tới những đại biểu cho ý kiến, sau đó được trình lên Chủ tịch COP năm nay là Azerbaijan.Nhưng dự thảo đã nhận về nhiều ý kiến phản hồi khác nhau từ các bên. Đặc biệt, nội dung liên quan đến vấn đề tài chính khí hậu, được coi là không đầy đủ và không cung cấp được cơ sở cho sự thỏa hiệp và đồng thuận giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Quân cờ chiến lược của chính sách "Nước Mỹ trên hết"
06:30'
Tổng thống Donald Trump đã đến Saudi Arabia để bắt đầu chuyến thăm Trung Đông kéo dài bốn ngày, một chuyến đi được cho là sẽ thể hiện đầy đủ những tính toán của chính sách “Nước Mỹ trên hết".
-
Phân tích - Dự báo
Điều chỉnh giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2025
21:37' - 14/05/2025
Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) ngày 14/5 đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc do bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng và xuất khẩu suy yếu.
-
Phân tích - Dự báo
Giải mã chiến lược của Mỹ trong "cuộc chiến" thuế quan với Trung Quốc
17:38' - 14/05/2025
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung bất ngờ hạ nhiệt đã phần nào hé lộ chiến lược của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài cuối: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày?
06:30' - 14/05/2025
Bên cạnh những nhận định tích cực về thỏa thuận cắt giảm thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, một số chuyên gia đã đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra sau 90 ngày giảm thuế?
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận tại Geneva – Bài 1: Tác động đối với hai siêu cường
05:30' - 14/05/2025
Truyền thông quốc tế (các tờ Wall Street Journal, The Economist và trang mạng Caixin) đồng loạt đăng các bài viết nhận định về thỏa thuận bất ngờ vừa đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc tại Geneva.
-
Phân tích - Dự báo
Thỏa thuận Mỹ-Trung "bơm oxy" cho ngành vận tải biển và bán lẻ trực tuyến
15:11' - 13/05/2025
Thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại luồng sinh khí mới cho ngành vận tải biển container và các nhà bán lẻ trực tuyến.
-
Phân tích - Dự báo
Những tác động khi Mỹ vá lỗ hổng "De Minimis"
06:30' - 13/05/2025
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chịu mức giá cao hơn và nguy cơ giao hàng chậm trễ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump chấm dứt miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị thấp từ Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Vai trò của khoáng sản chiến lược trong định hình trật tự kinh tế quốc tế
05:30' - 13/05/2025
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đối mặt với nhiều bất ổn, khoáng sản chiến lược đã nổi lên như một yếu tố then chốt, mang cả rủi ro lẫn cơ hội định hình lại trật tự kinh tế quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng về một mạng lưới kết nối thanh toán của Đông Nam Á
06:30' - 12/05/2025
Việc nhanh chóng áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng sẽ góp phần thúc đẩy triển khai Dự án Nexus, một hệ thống thanh toán đa phương của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).