Tính năng vượt trội của đường sắt cao tốc Trung Quốc
Trung Quốc là nước có hệ thống giao thông phát triển nhất thế giới cả về đường bộ, đường sắt, đường không. Trong đó phải kể đến sự phát triển nhanh chóng của hệ thống đường sắt cao tốc, với lượng vận chuyển hành khách có ngày lên đến hơn 20 triệu lượt.
Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc hiện được đánh giá là lớn nhất và hiện đại nhất thế giới. Từ rừng sâu tới bờ biển, đường sắt cao tốc của Trung Quốc băng qua biển, qua núi, qua sông, tỏa đi mọi hướng, đã bao phủ 96% các thành phố có dân số hơn 500.000 người trên khắp cả nước.
Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc hiện đạt hơn 46.000 km, chiếm hơn 70% tổng số chiều dài đường sắt cao tốc của thế giới. Trong đó, số km khai thác đường sắt cao tốc với tốc độ 300-350 km/h là 20.000 km, chiếm 43%; số km khai thác đường sắt cao tốc với tốc độ 200-250 km/giờ là 26.000 km, chiếm 57%.
So với các tuyến đường sắt khác trên thế giới, đường sắt của Trung Quốc có đặc điểm là quãng đường hoạt động dài, tốc độ cao, mật độ vận chuyển cao, tổ chức và môi trường vận hành giao thông phức tạp, trách nhiệm an toàn và áp lực an toàn cũng lớn hơn. Do đó, Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc luôn tuân thủ nguyên tắc đặt con người và an toàn tính mạng lên hàng đầu, chú trọng phát triển chất lượng cao, an toàn cao và nhấn mạnh phòng ngừa và kiểm soát rủi ro.
Ngành đường sắt Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến như cảnh báo sớm động đất, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai…, nhằm đảm bảo sự vận hành ổn định, liên tục và an toàn. Ngoài ra, mạng lưới đường sắt cao tốc còn giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách thời gian và không gian, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Với quãng đường di chuyển từ Bắc Kinh đến thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên có chiều dài hơn 1.800km, với vận tốc 350km/h, hành khách chỉ mất khoảng hơn 7 tiếng là đã đến nơi. Trên tàu hành khách vẫn có thể làm việc bình thường, vẫn có thể sử dụng điện thoại mà không phải tắt như đi máy bay. Có thể tự do đi lại, có thể nhìn ngắm phong cảnh bên ngoài, mang lại cảm giác thoải mái.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, chị Trần-hành khách Trung Quốc chia sẻ: “Tôi thường xuyên đi tàu cao tốc vì rất nhanh và thuận tiện, tôi có thể làm việc, ngắm cảnh hoặc làm mọi việc mà mình muốn. Đặc biệt, ngồi trên tàu cao tốc tôi thấy có cảm giác an toàn hơn và đúng giờ hơn, không mất thời gian phải đến sớm trước 2-3 tiếng để làm thủ tục hoặc phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ để lên máy bay hoặc thậm chí lâu hơn nếu bị chậm chuyến.”
Cùng quan điểm với chị Trần, chị San San – một hành khách đến từ thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây cho rằng, từ khi có đường sắt cao tốc, chị thường xuyên đi từ thành phố Thái Nguyên đến Thành Đô. Chị nói: “Tôi thấy rất nhanh, thuận tiện và an toàn, giá vé cũng hợp lý. Trước đây, mỗi lần đi cũng với quãng đường như vậy phải mất 20-30 giờ, nhưng hiện nay đi bằng tàu cao tốc chỉ mất 6-7 giờ. Đặc biệt là tôi vẫn có thể sử dụng điện thoại và có thể tự do đi lại trên tàu”.
Hiện mỗi năm Trung Quốc đầu tư xây dựng khoảng 3.000 km đường sắt cao tốc, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân. Cùng với việc đảm bảo an toàn, việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm mang đến cho hành khách sự thoải mái, yên tâm khi đi tàu cũng được ngành đường sắt nước này đặt lên hàng đầu.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ông Điền Tiểu Xuyên - Phó Bí thư Đảng ủy Bộ phận vận chuyển hành khách nhà ga Thành Đô (Tứ Xuyên) cho biết, đường sắt cao tốc có một ưu điểm rất đặc biệt đó là tính an toàn. Lượng vận chuyển hành khách hàng ngày, đặc biệt là các dịp nghỉ lễ, Hè vận, Xuân vận là rất lớn. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của tàu cao tốc đối với người dân.
Ông Điền Tiểu Xuyên chia sẻ: “Chúng tôi luôn luôn tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm mang lại cho người dân có sự trải nghiệm tốt nhất khi đi tàu.”
Nhanh, thuận tiện, đúng giờ, an toàn, thoải mái, áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất - đó là những lý do đường sắt cao tốc có xu hướng được người dân Trung Quốc lựa chọn là phương tiện di chuyển chính.
Theo thống kê, trong đợt Hè vận năm 2024 kéo dài 62 ngày (từ ngày 1/7-31/8/2014), vận chuyển hành khách bằng đường sắt cao tốc đạt gần 5,57 triệu lượt, bình quân gần 90.000 hành khách/ngày.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
22:00' - 30/09/2024
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Thị trường
Ngành đường sắt áp dụng chính sách mới cho vé tàu Tết 2025
17:51' - 25/09/2024
Ngành đường sắt cập nhật một số chính sách mới cùng với nhiều ưu đãi, giảm giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường sắt sẽ "lột xác" về hạ tầng, thay lớp áo mô hình kinh doanh
17:41' - 25/09/2024
Đề án quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia sẽ là tiền đề để cải thiện về hạ tầng, đặc biệt khơi thông nguồn lực và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho EU
15:54' - 21/11/2024
Tháng 9/2024 ghi dấu lần đầu tiên kể từ năm 2022, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Thế giới
Philippines xây dựng trang trại điện Mặt Trời lớn nhất từ trước tới nay
15:35' - 21/11/2024
Bộ Năng lượng Philippines ngày 21/11 thông báo nước này bắt đầu xây dựng cơ sở lưu trữ năng lượng pin và Mặt Trời lớn nhất từ trước đến nay ở nước này.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Đàm phán tài chính khí hậu trước nhiều rào cản
14:40' - 21/11/2024
COP29 đang bước vào giai đoạn quyết định, với những cảnh báo về những thách thức lớn trong việc đạt được thỏa thuận hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục kích thích kinh tế
09:14' - 21/11/2024
Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực thúc đẩy nâng cấp thiết bị quy mô lớn và giao dịch hàng tiêu dùng, với các kế hoạch tăng cường giám sát các quỹ và những biện pháp kích thích chi tiêu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Khủng hoảng ngành thép ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á
08:35' - 21/11/2024
Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 3 nhà máy sản xuất thép lớn tại Pohang công bố đóng cửa gồm Pohang 2 của Hyundai Steel, Pohang Steel 1 và Pohang 1 của POSCO đóng cửa hồi tháng 7.
-
Kinh tế Thế giới
COP29: Các quốc gia giàu có cam kết không xây mới nhà máy điện than
20:52' - 20/11/2024
Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Australia nằm trong số các nền kinh tế phát triển ký cam kết tự nguyện này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản rót 65 tỷ USD vào lĩnh vực vi mạch và trí tuệ nhân tạo
20:26' - 20/11/2024
Gói đầu tư này được xem là sự chuẩn bị cho một thế giới đầy bất ổn, khi lo ngại về khả năng Trung Quốc tác động đến trung tâm sản xuất chip toàn cầu Đài Loan (Trung Quốc) ngày càng gia tăng.