Tổ công tác của Thủ tướng được thành lập, số nhiệm vụ quá hạn giảm mạnh
Chiều 28/12, tiếp tục chương trình Hội nghị Chính phủ với địa phương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày báo cáo kết quả cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Tổ công tác năm 2020 và 5 năm (2016 - 2020) phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
* Năm 2020, cắt giảm thêm 239 điều kiện kinh doanh Báo cáo về cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, thể chế cho công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được đặc biệt quan tâm, chú trọng.Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 37 văn bản, gồm 8 nghị định, 19 nghị quyết, 2 chỉ thị, 8 quyết định, thay đổi căn bản quy trình thực hiện thủ tục hành chính từ thủ công, giấy tờ sang điện tử, phi giấy tờ với 1.097 thủ tục, 992 mẫu đơn và 399 tờ khai liên quan đến thủ tục hành chính được cắt giảm, đơn giản hóa.
Trong năm 2020 có 239 điều kiện kinh doanh được cắt giảm thêm. Tính chung giai đoạn 2016 - 2020 có 3.893 trong số 6.191 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, 6.776 trong tổng số 9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành và 30 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành cũng được cắt giảm; 1.501 mặt hàng kiểm tra chuyên ngành chồng chéo đã được xử lý.Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng giao cơ quan hải quan làm đầu mối kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu được khẩn trương xây dựng. Việc cắt giảm này đã giúp tiết kiệm cho xã hội, người dân, doanh nghiệp khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương 6.300 tỷ đồng/năm.
Những nỗ lực và kết quả đó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các xếp hạng quốc tế: về xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu giai đoạn 2016- 2020 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 20 bậc (xếp thứ 70/190 quốc gia, nền kinh tế); về Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI), Việt Nam tăng 10 bậc trong giai đoạn 2018-2019 (từ 77 lên 67/141 quốc gia); Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 của Việt Nam ở hạng 42/131 quốc gia, nền kinh tế (giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập). * Xây dựng Chính phủ điện tử, tiết kiệm 8.500 tỷ đồng/năm Cũng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, chiến lược, đề án, kế hoạch, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.Nhiều hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử được đưa vào vận hành, giúp đổi mới lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.
"Tổng chi phí tiết kiệm cho xã hội ước tính trên 8.500 tỷ đồng/năm từ các hệ thống trên (theo cách tính của OECD)" - ông Mai Tiến Dũng cho biết. Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống e-Cabinet, Cổng Dịch vụ công quốc gia đều được bình chọn nằm trong 10 sự kiện nổi bật về công nghệ thông tin và truyền thông, về khoa học và công nghệ do các Câu lạc bộ Nhà báo công bố năm 2019.Trong đó, Trục liên thông văn bản quốc gia đã đạt giải vàng của giải thưởng Kinh doanh quốc tế năm 2019 được tổ chức tại Cộng hòa Áo, Hệ thống e-Cabinet được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê năm 2020 về giải pháp phần mềm xuất sắc. Năm 2020, Thông tấn xã Việt Nam bình chọn Cổng Dịch vụ công quốc gia là đột phá khẩu của chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Theo bảng xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2020 của Liên hợp quốc, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 2 bậc so với năm 2018, duy trì việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014-2020, từ vị trí 99 lên vị trí 86, được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử ở mức cao và cao hơn chỉ số trung bình thế giới. * Tổ công tác của Thủ tướng thành lập, số nhiệm vụ quá hạn giảm mạnh Về hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác, cho biết, từ khi thành lập đến nay, Tổ công tác đã thực hiện 103 buổi làm việc với 24 bộ, cơ quan, 44 địa phương, 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; có 16 buổi làm việc với các cơ quan, hiệp hội doanh nghiệp để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và những rào cản hành chính mà doanh nghiệp đang gặp phải để tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biện pháp tháo gỡ. Trong việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao có sự chuyển biến rõ nét, ngày càng thực chất. Vào thời điểm đầu nhiệm kỳ (đầu năm 2016) - khi Tổ công tác chưa thành lập, số nhiệm vụ quá hạn chiếm tới 25,2%. Đến nay, số nhiệm vụ quá hạn chỉ còn 1,8% (giảm 23,4% so với năm 2016). "Học tập sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ và kinh nghiệm hoạt động của Tổ công tác, hầu hết các bộ, cơ quan địa phương đều thành lập Tổ công tác. Nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, chậm được xử lý, giải quyết có liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan, địa phương được khắc phục, chấn chỉnh kịp thời" - Tổ trưởng Tổ Công tác cho biết. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan và địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi gắn với xây dựng Chính phủ điện tử; có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản; quyết tâm không để nợ đọng văn bản quy định chi tiết, các đề án sang năm sau; bảo đảm lồng ghép, cắt giảm tối đa số lượng văn bản quy định chi tiết theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, nhất là trong việc lồng ghép, cắt giảm tối đa văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Tổ công tác tiếp tục tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt là chuyên đề về công tác hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tình hình xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính; việc thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện các nghị quyết chuyên đề quan trọng, có phạm vi tác động lớn, liên quan đến chủ trương cải cách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, đời sống người dân./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chương trình OCOP làm thay đổi nhận thức trong đầu tư sản xuất, kinh doanh
14:58' - 28/12/2020
Ngày 28/12, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội nghị Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia Singapore: Việt Nam đóng góp quan trọng cho ASEAN trên cương vị Chủ tịch
14:29' - 28/12/2020
Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Hà, chuyên gia Viện ISEAS-Yusof Ishak (Viện nghiên cứu Đông Nam Á), Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 và có đóng góp cụ thể quan trọng cho khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị Chính phủ với địa phương: Chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo hơn
13:21' - 28/12/2020
Đây là lần thứ 4 liên tiếp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm quy hoạch, phát triển đô thị
12:43' - 28/12/2020
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương sáng 28/12, đại diện hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều quan tâm tới vấn đề quy hoạch và phát triển đô thị.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần
15:35'
Ngày 26/4 UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần giai đoạn I - một công trình trọng điểm mang nhiều ý nghĩa đối với nhân dân vùng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2026
15:34'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải huy động tối đa, đa dạng hóa các nguồn vốn để khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam trong năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao chứng nhận đầu tư và khởi công dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ
14:48'
Ngày 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Hoa Lâm và Aeon Mall Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công dự án Aeon Mall Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040
12:43'
Ngày 26/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Trung Quốc
09:52'
Ngày 25/4, tại trụ sở Ủy ban Xúc tiến Thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT), Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã có cuộc làm việc với Chủ tịch CCPIT Nhậm Hồng Bân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai các dự án đường sắt "thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa"
09:31'
Sáng 26/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo) chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Nội Bài dự kiến đón hơn 2.000 lượt khách/giờ cao điểm dịp 30/4 - 1/5
08:39'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 4/5 năm nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài dự kiến sản lượng hành khách và chuyến bay tăng mạnh