Toàn cảnh kinh tế-xã hội trong nước 7 tháng năm 2018
* Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
Tính chung đến trung tuần tháng 7-2018, cả nước đã gieo cấy được 1.000,5 nghìn ha lúa mùa, bằng 94,7% cùng kỳ năm trước; gieo cấy được 2.050,1 nghìn ha lúa hè thu, bằng 99,7% . Các địa phương trên cả nước đã gieo trồng được 833,7 nghìn ha ngô, bằng 97% cùng kỳ năm trước; 93,2 nghìn ha khoai lang, bằng 92,3%; 155,6 nghìn ha lạc, bằng 90,2%; 33,6 nghìn ha đậu tương, bằng 61,2%; 833 nghìn ha rau, đậu, bằng 98%.
Chăn nuôi trâu, bò và gia cầm nhìn chung ổn định, dịch bệnh được kiểm soát. Tính đến tháng 7, đàn trâu cả nước giảm 1,2%; đàn bò tăng 2,3%; đàn gia cầm tăng 5,4%; đàn lợn giảm 2,8%. Đến ngày 25-7-2018, cả nước không còn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Tính chung 7 tháng, sản lượng thủy sản ước tính đạt 4.274,2 nghìn tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2.170,2 nghìn tấn, tăng 6,5%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 2.104 nghìn tấn, tăng 5% (sản lượng khai thác biển đạt 2.001,7 nghìn tấn, tăng 5,2%).
* Sản xuất công nghiệpTính chung 7 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2017. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo duy trì tốc độ tăng trưởng cao 13,1%, đóng góp 9,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 64,1%; hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng tăng 25,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 20,1%; sản xuất kim loại tăng 19,2%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 17,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 16,4%. Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,9%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị tăng 4,5%; sản xuất thuốc lá tăng 4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 2,8%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 4,3% (khai thác dầu thô giảm 11,3%; khai thác khí đốt tự nhiên tăng 3,2%); khai khoáng khác (đá, cát, sỏi…) giảm 2,4%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 7 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sắt, thép thô tăng 41,1%; xe chở khách tăng 32,9%; khí hóa lỏng (LPG) tăng 32,7%; vải dệt từ sợi tổng hợp tăng 19,1%; đường kính tăng 18,9%; thức ăn cho thủy sản tăng 18,5%; ti vi tăng 14%. Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Thức ăn cho gia súc tăng 1,8%; bột ngọt tăng 1%; gạch xây bằng đất nung giảm 0,3%; sữa tươi giảm 0,5%; điện thoại di động giảm 0,9%; dầu gội đầu, dầu xả giảm 2%; sữa tắm, sữa rửa mặt giảm 2,8%; phân u rê giảm 3,5%; dầu thô khai thác giảm 11,3%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng năm 2018 của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 24,2%; Bắc Ninh tăng 19,5%; Vĩnh Phúc tăng 12,4%; Thái Nguyên tăng 12,1%; Hải Dương tăng 10,2%; Quảng Ninh tăng 10,1%; Bình Dương tăng 9,1%; Đồng Nai tăng 8,4%; Cần Thơ tăng 8%; Đà Nẵng tăng 7,9%; Hà Nội tăng 7,6%; Quảng Nam tăng 7,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,3%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 3,2%.
* Tình hình đăng ký doanh nghiệpTính chung 7 tháng, cả nước có 75.793 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 771,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,9% về số doanh nghiệp và tăng 11,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 7,4%. Nếu tính cả 1.460,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2018 là 2.231,5 nghìn tỷ đồng.
Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 7 tháng là 59.910 doanh nghiệp, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước.
* Đầu tưTính chung 7 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 153,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,5% kế hoạch năm và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2017 bằng 45,2% và tăng 6,4%).
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20-7-2018 thu hút 1.656 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13.205,4 triệu USD, tăng 20,2% về số dự án và tăng 2,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 7 tháng năm 2018 ước tính đạt 9,85 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2017.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 7 tháng có 81 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 238,3 triệu USD; 21 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 41,3 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 7 tháng năm 2018 đạt 279,6 triệu USD.
* Thu, chi ngân sách nhà nướcTổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15-7-2018 ước tính đạt 681,6 nghìn tỷ đồng, bằng 51,7% dự toán năm.
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15-7-2018 ước tính đạt 717,5 nghìn tỷ đồng, bằng 47,1% dự toán năm.
* Thương mại, chỉ số giá, vận tải và du lịchTính chung 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.493,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,4% (cùng kỳ năm 2017 tăng 7,98%).
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng ước tính đạt 1.875 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng ước tính đạt 306,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng mức và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu du lịch lữ hành 7 tháng năm nay ước tính đạt 23,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác 7 tháng ước tính đạt 288,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017.
* Xuất, nhập khẩu hàng hóaTính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 133,69 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,03 tỷ USD, tăng 18,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 94,66 tỷ USD (chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 14%.
Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 130,63 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 54,16 tỷ USD, tăng 12,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 76,47 tỷ USD, tăng 8,5%.
* Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la MỹChỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 3,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 7-2018 tăng 2,13% so với tháng 12-2017 và tăng 4,46% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng tháng 7-2018 giảm 1,57% so với tháng trước; tăng 0,48% so với tháng 12-2017 và tăng 2,88% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7-2018 tăng 0,84% so với tháng trước; tăng 1,3% so với tháng 12/2017 và tăng 1,28% so với cùng kỳ năm 2017.
* Vận tải hành khách và hàng hóaTính chung 7 tháng, vận tải hành khách đạt 2.653,1 triệu lượt khách, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và 117,8 tỷ lượt khách.km, tăng 10,5%.
Tính chung 7 tháng, vận tải hàng hóa đạt 933,6 triệu tấn, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước và 173,6 tỷ tấn.km, tăng 6,9%.
* Khách quốc tế đến Việt NamTính chung 7 tháng, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 9.080,3 nghìn lượt người, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 7.357,9 nghìn lượt người, tăng 20,2%; đến bằng đường bộ đạt 1.544,6 nghìn lượt người, tăng 63,3%; đến bằng đường biển đạt 177,8 nghìn lượt người, giảm nhẹ 0,2%.
Trong 7 tháng, khách đến từ châu Á đạt 6.988,6 nghìn lượt người, chiếm 77% tổng số khách du lịch đến nước ta, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước; khách đến từ châu Âu ước tính đạt 1.230,1 nghìn lượt người, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước; khách đến từ châu Mỹ đạt 570,8 nghìn lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; khách đến từ châu Úc đạt 266,5 nghìn lượt người, tăng 8,4%; khách đến từ châu Phi đạt 24,3 nghìn lượt người, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2017.
* Một số tình hình xã hội Tính chung 7 tháng, cả nước có 21,6 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 29,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (8 trường hợp tử vong); 338 trường hợp mắc bệnh thương hàn; 439 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (7 trường hợp tử vong); 333 trường hợp mắc bệnh ho gà; 63 trường hợp mắc bệnh liên cầu lợn ở người (5 trường hợp tử vong); 36 trường hợp tử vong do bệnh dại và 1.373 người bị ngộ độc thực phẩm (8 người tử vong).Tổng số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống tính đến thời điểm 15-7-2018 là 208,8 nghìn người và số trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS là 91,8 nghìn người; số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 98 nghìn người.
Tính chung 7 tháng, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 10.350 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.329 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 5.021 vụ va chạm giao thông, làm 4.716 người chết, 2.858 người bị thương và 5.248 người bị thương nhẹ. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 7 tháng năm nay giảm 7,4% (số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm 3,9%; số vụ va chạm giao thông giảm 10,7%); số người chết giảm 0,9%; số người bị thương tăng 2,1% và số người bị thương nhẹ giảm 18,5%.
Theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, thiên tai trong 7 tháng đã làm 78 người chết và mất tích, 64 người bị thương; hơn 740 ngôi nhà bị sập đổ và cuốn trôi; 18,1 nghìn ngôi nhà bị ngập nước, sạt lở, hư hỏng và tốc mái; 12,6 nghìn ha lúa và hoa màu bị hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 1.468 tỷ đồng. Đáng chú ý là cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Tính chung 7 tháng đã phát hiện 8.930 vụ vi phạm môi trường trên địa bàn cả nước, trong đó xử lý 8.390 vụ với tổng số tiền phạt hơn 116,8 tỷ đồng.
Tính chung 7 tháng, cả nước xảy ra 2.460 vụ cháy, nổ, làm 70 người chết và 186 người bị thương, thiệt hại ước tính khoảng 1.414 tỷ đồng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động giải pháp tạo đà cho xuất khẩu tăng trưởng
17:19' - 31/07/2018
Nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp và đơn vị chức năng cần chủ động về giải pháp ứng phó để hạn chế tác động bất lợi và tạo đà tăng trưởng cho các tháng cuối năm.
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu không giao dịch với Công ty MACROTEX TRADING SL
15:07' - 31/07/2018
Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước tránh giao dịch với các công ty MACROTEX TRADING SL hay GOLD NUTS để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.