Toàn cảnh thị trường năng lượng đang thay đổi của châu Âu

05:30' - 07/09/2022
BNEWS Một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng tồi tệ, trong khi những quan ngại về tình hình an ninh lương thực-năng lượng tại châu Âu đang làm gia tăng tác động, ảnh hưởng tiêu cực trên toàn thế giới.

Trang Quỹ nghiên cứu nhà quan sát (ORF) đăng bài phân tích của nghiên cứu viên Joeanna về "Toàn cảnh thị trường năng lượng đang thay đổi của châu Âu", với nội dung như sau:

Việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kéo theo vô số lo ngại. Một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng tồi tệ, trong khi những quan ngại về tình hình an ninh lương thực-năng lượng tại châu Âu đang làm gia tăng tác động, ảnh hưởng tiêu cực trên toàn thế giới.

Mối quan tâm cấp bách nhất đối với Liên minh châu Âu (EU) lúc này là cuộc khủng hoảng năng lượng, giữa bối cảnh mùa Đông đang đến rất gần. Xung đột địa chính trị đã khiến châu Âu nhìn thấy rõ hậu quả khắc nghiệt của việc phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga. Với hy vọng có thể khiến cuộc xung đột hạ nhiệt, phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Tuy nhiên, điều này tỏ ra phản tác dụng.

Nga đã gây chấn động trật tự toàn cầu khi áp đặt các biện pháp tự trừng phạt và hạn chế nguồn cung cấp khí đốt cho khu vực tiêu dùng lớn nhất là châu Âu. Gazprom, tập đoàn năng lượng quốc doanh của Nga, đã hủy phát hành cổ tức lần đầu tiên sau 30 năm.

Sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng Nga

Mặc dù lên tiếng phản đối mạnh mẽ chiến dịch quân sự đặc biệt tại Nga, châu Âu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ nước này. Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga trong 100 ngày đầu tiên kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát là 93 tỷ euro, 61% (khoảng 57 tỷ euro) trong số này đến từ thị trường EU.

EU nhập khẩu ước tính khoảng 84% nhu cầu khí đốt tự nhiên và 97% nhu cầu dầu mỏ, trong đó Nga là nguồn cung cấp chính. Trong khi vận tải là ngành tiêu thụ dầu lớn nhất ở EU, thì ngành điện là ngành tiêu thụ khí đốt lớn nhất.

Tuy nhiên, không có sự đồng nhất về sự phụ thuộc vào dầu của Nga trong EU. Các nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga bao gồm Hà Lan, Italy, Pháp và Phần Lan, trong khi Slovakia là quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn cung từ "xứ Bạch dương", tiếp theo là Lithuania, Ba Lan và Phần Lan.

Khí đốt tự nhiên được nhập khẩu từ Nga vào châu Âu qua bốn tuyến đường: Ukraine, Belarus-Ba Lan, hành lang Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) nối Nga với Đức qua Biển Baltic và hành lang TurkStream nối Nga với Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen.

Trong suốt năm 2021, nguồn cung của Nga thông qua các đường ống này vẫn dưới công suất tối ưu. Đến năm 2022, Gazprom chỉ cung cấp 1/3 lượng khí đã cam kết. Cùng với đó, Điện Kremlin cũng cấm xuất khẩu khí đốt sang một số nước EU và giảm mức độ lưu chuyển khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.

Nga đổ lỗi cho việc giảm mức độ vận chuyển là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong việc bảo trì tuabin và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những nước "không thân thiệnNga chấm dứt xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang 6 quốc gia kể từ sau cuộc xung đột, bao gồm Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch và Latvia.

Nguyên nhân là do trong khi quá trình vận chuyển khí đốt đến Latvia bị ngừng do vi phạm các điều kiện cung cấp, Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch đã từ chối thanh toán bằng đồng ruble của Nga. Sáu quốc gia này nhập khẩu khoảng 22,2 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên của Nga.

Các biện pháp đối phó giảm sự phụ thuộc vào Nga

EU đã đình chỉ nhập khẩu than và nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Các nỗ lực nhằm chấm dứt hoàn toàn việc nhập khẩu dầu của Nga đến năm 2023 và hạn chế nhập khẩu khí đốt tự nhiên xuống chỉ còn 2/3 tổng lượng nhập khẩu năng lượng cũng đang được thực hiện.

Một số quốc gia châu Âu đã thực hiện các bước quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng NgĐức cố gắng giảm nhập khẩu dầu trong khi Ba Lan và Mỹ tìm cách tác động đến doanh thu năng lượng của Nga bằng cách xây dựng một nhà chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) ở cảng Świnoujście (do Qatar, Mỹ vận hành).

Đồng thời, Lithuania, Phần Lan và Estonia đang thành công trong việc giảm hơn 50% sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga.Tuy nhiên, các quốc gia phụ thuộc nhiều như Hungary đã kêu gọi quyền miễn trừ đối với các lệnh trừng phạt rộng lớn hơn mà EU áp đặt đối với Nga. Việc thúc đẩy sử dụng khí sinh học đang được xem xét.

Các khuyến nghị khác liên quan đến việc lắp đặt bảng điều khiển năng lượng Mặt Trời trên mái nhà trong nước để tạo ra 1/4 lượng điện tiêu thụ của khối.

Các đề xuất từ Ủy ban châu Âu (EC) liên quan đến việc thay thế khí đốt của Nga bằng LNG để tăng cường an ninh nguồn cung và tính linh hoạt trong nhập khẩu. Điều này có thể phát huy hiệu quả trong việc loại bỏ dần năng lượng của Nga đồng thời giảm bớt tình trạng thiếu hụt năng lượng trong thời gian gián đoạn cung cấp khí đốt.

Hơn nữa, các nhà cung cấp khí đốt hiện tại như Na Uy, Algeria và Azerbaijan đang được phương Tây khuyến khích tăng nguồn cung. EU đã đề nghị Na Uy khai thác các mỏ dầu và khí đốt mới ở Bắc Cực. Nhập khẩu LNG từ Mỹ, Qatar và Australia cũng tăng đáng kể.

EU đang nỗ lực tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo. Những nỗ lực để "đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch" đã được chứng minh là một thách thức. Trong khi đó, LNG, với tư cách là lựa chọn hàng đầu của châu Âu để loại bỏ dần sự phụ thuộc vào Nga, bị chỉ trích rộng rãi vì làm tăng phát thải khí nhà kính.

Việc Đức tuyên bố thành lập hai thiết bị đầu cuối LNG mới có thể khiến nước này rơi vào tình trạng phụ thuộc lâu dài và không lường trước được đối với LNG. Một số quốc gia sẽ chứng kiến sự chuyển dịch về lựa chọn than đá, với việc kích hoạt lại tạm thời các nhà máy than để đảm bảo cung cấp điện.

Điều này có nghĩa là lượng khí thải carbon sẽ tăng vọt vì sản xuất điện bằng than tạo ra lượng khí thải gần như gấp đôi so với sản xuất khí đốt. Trong khi đó, việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt có thể được thực hiện bằng cách chuyển sang nhập khẩu LNG và đường ống từ các nhà cung cấp không phải của Nga. Sản xuất và nhập khẩu khí sinh học cũng sẽ được thực hiện thông qua nỗ lực đa dạng hóa này.

Những trở ngại chuyển đổi

Mặc dù sự phụ thuộc của EU hạn chế nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, nhưng điều này khiến khí tự nhiên trở thành nguồn năng lượng quan trọng. Do đó, việc bổ sung khẩn cấp trữ lượng khí đốt cho năm 2023 là rất quan trọng.

Việc theo dõi nhanh quá trình đa dạng hóa cũng sẽ đảm bảo an ninh nguồn cung trong thời gian gián đoạn. Quyết định của Nga nhằm giảm lưu lượng khí đốt đến châu Âu khiến giá khí đốt tăng chưa từng có, điều này buộc EU phải phân chia mức tiêu thụ năng lượng trong suốt mùa Đông.

Để đối phó với những thách thức, chiến lược REPowerEU được lên kế hoạch để tạo ra một châu Âu độc lập về năng lượng trước năm 2030. Kế hoạch này nhằm làm giảm sự phụ thuộc của khối vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đồng thời thực hiện các biện pháp chống lại việc giá năng lượng tăng.

REPowerEU ủng hộ chiến lược ba mũi nhọn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo và đảm bảo các nhà cung cấp dầu và khí đốt không phải của Nga.

Việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt như vậy cùng với việc thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất điện cho phép EU thay thế khí đốt trong việc sưởi ấm và phát điện. Theo EC, điều này có nghĩa là EU có thể giảm 2/3 nhu cầu nhập khẩu khí đốt Nga trước khi kết thúc năm 2022.

Giá khí đốt tự nhiên vào năm 2022 tăng gấp gần 6 lần mức của năm 2021, nhưng gói trừng phạt thứ 6 của EU không có lệnh cấm vận tương tự. Một gói hỗ trợ nhằm làm giảm tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng cho phép người dân không phải lựa chọn giữa ăn uống hoặc sưởi ấm.

Trong khi đó, khả năng giá dầu tăng mạnh hơn nữa buộc các nhà lãnh đạo phải trì hoãn cam Rào cản dài hạn quan trọng nhất đối với quá trình chuyển đổi là mục tiêu bền vững của EU. Với bản chất của các mục tiêu khí hậu của EU, việc tìm kiếm một giải pháp thay thế có thể tái tạo và bền vững sẽ là một nhiệm vụ.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đang bị "giằng xé" giữa việc giá năng lượng tăng cao và những hứa hẹn về khí hậu đầy tham vọng. Việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng Mặt Trời và thủy điện, không phải là giải pháp hiệu quả duy nhất.

Trong thời gian không có gió hoặc nắng, việc phát điện linh hoạt không tái tạo giúp đáp ứng nhu cầu công cộng. EU cần các nhà cung cấp đáng tin cậy để chuyển đổi thành công từ các nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch không đáng tin cậy.

Một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang ngày càng tồi tệ, trong khi những quan ngại về tình hình an ninh lương thực-năng lượng tại châu Âu đang làm gia tăng tác động, ảnh hưởng tiêu cực trên toàn thế giới.Những trở ngại chuyển đổi.

Mặc dù sự phụ thuộc của EU hạn chế nỗ lực chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, nhưng điều này khiến khí tự nhiên trở thành nguồn năng lượng quan trọng. Do đó, việc bổ sung khẩn cấp trữ lượng khí đốt cho năm 2023 là rất quan trọng.

Việc theo dõi nhanh quá trình đa dạng hóa cũng sẽ đảm bảo an ninh nguồn cung trong thời gian gián đoạn. Quyết định của Nga nhằm giảm lưu lượng khí đốt đến châu Âu khiến giá khí đốt tăng chưa từng có, điều này buộc EU phải phân chia mức tiêu thụ năng lượng trong suốt mùa Đông.

Để đối phó với những thách thức, chiến lược REPowerEU được lên kế hoạch để tạo ra một châu Âu độc lập về năng lượng trước năm 2030. Kế hoạch này nhằm làm giảm sự phụ thuộc của khối vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đồng thời thực hiện các biện pháp chống lại việc giá năng lượng tăng cao./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục