Tổng điều tra kinh tế năm 2017: Đáp ứng yêu cầu quản lý thực tế
Tổng điều tra lần này có một số điểm mới là lần đầu tiên thu thập số liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (hoạt động của các tổ chức quốc tế) nhằm đánh giá đầy đủ kết quả hoạt động sản xuất của tất cả các tổ chức, cá nhân diễn ra trong nền kinh tế.
Để hiểu rõ hơn về cuộc tổng điều tra, Phóng viên BNEWS đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh nội dung này.
BNEWS: Xin ông cho biết mục tiêu của cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 là gì?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Tổng điều tra kinh tế năm 2017 nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng và lao động của các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, chi tiết đến đơn vị cơ sở; đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; cơ cấu và sự phân bổ của các cơ sở sản xuất, của lao động theo địa phương, ngành kinh tế, hình thức sở hữu, đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương.
Bên cạnh đó là biên soạn các chỉ tiêu thống kê chủ yếu năm 2016- năm đầu tiên thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 và kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, có căn cứ để bổ sung về mặt quy mô trong biên soạn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, đồng thời biên soạn chỉ tiêu GDP của toàn bộ nền kinh tế và tổng sản phẩm trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) theo Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi quy tr ình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Tiếp đến là bổ sung số liệu và cập nhật cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, dàn mẫu tổng thể về cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp cho các cuộc điều tra chọn mẫu trong thời kỳ tiếp theo của ngành thống kê, các Bộ, ngành và địa phương. BNEWS: Vậy cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017 có những điểm g ì mới so với các cuộc Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp trước đây?Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cơ bản kế thừa nội dung, phạm vi các cuộc Tổng điều tra trước nhằm đảm bảo tính so sánh của số liệu.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu quản lý và số liệu trong tình hình mới, Tổng điều tra lần này có một số điểm mới là lần đầu tiên thu thập số liệu về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (hoạt động của các tổ chức quốc tế) nhằm đánh giá đầy đủ kết quả hoạt động sản xuất của tất cả các tổ chức, cá nhân diễn ra trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó, sử dụng tối đa nguồn thông tin hồ sơ hành chính từ ngành thuế, kho bạc Nhà nước, các cơ quan quản l nhà nước khác như y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, thông tin truyền thông. Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được tổ chức kết hợp với điều tra doanh nghiệp và điều tra cá thể năm 2017 nhằm tránh trùng chéo các hoạt động điều tra thống kê.Các doanh nghiệp, tập đoàn, Tổng công ty có hoạt động hạch toán toàn hệ thống thực hiện theo h ướng trụ sở chính sẽ ghi thông tin hạch toán toàn hệ thống cho cơ sở trực thuộc nhưng được bổ sung về số lượng tập đoàn, tổng công ty.
Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập sẽ do Cục Thống kê tổ chức điều tra.Đối với các cơ sở hành chính, sự nghiệp Trung ương, do việc thu thập thông tin của các Cục Thống kê đối với những đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn rất khó khăn nên sẽ do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương phối hợp với các bộ, ngành trực tiếp lập danh sách và thu thập số liệu.
Riêng các đơn vị Trung ương của các ngành tổ chức theo hệ thống ngành dọc vẫn do các Ban Chỉ đạo Tổng điều tra địa phương thu thập.
Công bố thông tin cũng sẽ được thực hiện sớm hơn với nhiều loại ấn phẩm, công bố từng phần theo chuyên đề, nội dung thông tin chi tiết hơn theo ngành kinh tế, khu vực sở hữu. BNEWS: Thưa ông, phương án và cách thức thực hiện cuộc Tổng điều tra lớn nhất năm 2017 này sẽ như thế nào?Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Phương án tổng điều tra đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành theo Quyết định số 1896/QĐ-BKHĐT ngày 26/12/2016 trên cơ sở Quyết định tổng điều tra của Thủ tướng, kế thừa nội dung các cuộc Tổng điều tra trước, khắc phục những bất cập hạn chế và cập nhật những thay đổi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 5 năm qua.
Tổng điều tra kinh tế năm 2017 sẽ được triển khai theo 2 giai đoạn: từ 1/3/2017 triển khai đối với khối doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp; từ 1/7/2017 đối với khối cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và tôn giáo tín ng ưỡng.Các Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện xã sẽ thực hiện các công việc theo nội dung và lộ trình ban hành trong ph ương án tổng điều tra, phù hợp với từng khối đơn vị điều tra nhằm đảm bảo cuối năm 2017 kết quả sơ bộ sẽ được công bố.
Ngành thống kê sẽ tập trung toàn bộ lực lượng, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương để thực hiện cuộc Tổng điều tra quan trọng này.BNEWS: Phát triển doanh nghiệp là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2017. Vậy cuộc Tổng điều tra có tập trung rà soát hoặc đánh giá tình trạng hoạt động thực tế của doanh nghiệp ở các địa phương hay không?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Cũng như Tổng điều tra năm 2012, năm 2017 sẽ tiến hành rà soát danh sách doanh nghiệp để thống nhất số lượng doanh nghiệp trong nền kinh tế giữa các cơ quan: đăng ký kinh doanh; thuế và thống kê liên quan đến số lượng doanh nghiệp theo các tình trạng hoạt động thực tế.
Kết quả rà soát có ý nghĩa và tầm quan trọng, cung cấp cho cơ quan quản lý và cơ quan thống kê bức tranh thực tế về doanh nghiệp; đồng thời là điểm bắt đầu cho hoạt động thu thập thông tin.
Vì vậy, theo tôi, cần có sự phối hợp chặt chẽ, tích cực và sâu sát giữa các ngành từ Trung ương đến địa phương, sự chỉ đạo sát sao của UBND các cấp, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã trong hoạt động rà soát.BNEWS: Theo ông những số liệu thu thập được từ cuộc Tổng điều tra sẽ có đóng góp như thế nào trong việc hoạch định chính sách?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Trong Tổng điều tra kinh tế năm 2017, các nhóm thông tin vi mô cơ bản về doanh nghiệp, về hộ sản xuất kinh doanh cá thể, về các đơn vị sự nghiệp như: lao động, kết quả sản xuất kinh doanh sẽ cho biết hiệu quả hoạt động của các khu vực doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và hộ cá thể.
Ngoài ra, việc thu thập thông tin chuyên đề về tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế biến chế tạo, gia công, lắp ráp hàng hóa với nước ngoài sẽ cho thấy bức tranh về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hội nhập kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trước sức ép hội nhập hiện nay. Theo tôi, các thông tin nêu trên là c ơ sở dữ liệu vi mô rất quý để nghiên cứu, phân tích nhiều khía cạnh của nền kinh tế, nhằm phản ánh bức tranh trung thực và đa dạng về cơ cấu kinh tế nước ta năm 2016 theo ngành và theo vùng kinh tế.Từ đó, tạo điều kiện cho Chính phủ, các bộ, ngành, các nhà hoạch định chính sách có thêm nhiều nguồn thông tin khi nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển kinh tế trong bối cảnh và xu h ướng phát triển mới.
BNEWS: Xin cám ơn ông!
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2017: Mấu chốt vẫn là tự do hoá thương mại
20:39' - 28/02/2017
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đang ở giai đoạn quan trọng nhằm đẩy mạnh nỗ lực hoàn thành các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Sẽ cổ phần hóa khâu kinh doanh bán lẻ điện sau năm 2020
08:05' - 26/02/2017
Theo lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực thì khâu kinh doanh bán lẻ điện sẽ được tách ra và cổ phần hóa vào giai đoạn sau năm 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia giải đáp: Đóng bảo hiểm xã hội hay gửi tiết kiệm lợi hơn?
09:44' - 25/02/2017
Gần đây trên các mạng xã hội có những thông tin về việc so sánh tính toán giữa việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội và gửi tiết kiệm phương án nào sẽ có lợi hơn?
-
Ý kiến và Bình luận
Cân nhắc lựa chọn ngành nghề “độc quyền” Nhà nước
13:19' - 23/02/2017
Liên quan tới quy định danh mục hàng hóa thực hiện độc quyền Nhà nước, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã trao đổi với phóng viên BNEWS/TTXVN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.