APEC 2017: Mấu chốt vẫn là tự do hoá thương mại
Bên lề Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2017, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản kinh tế Trung ương về vấn đề thúc đẩy mục tiêu tự do hóa thương mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về tiến trình thực hiện các Mục tiêu Bogor của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương? Tiến sỹ Võ Trí Thành: Thực hiện Mục tiêu Bogor đối với các nền kinh tế thành viên phát triển là năm 2010, đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020 bao gồm: Cắt giảm rào cản đối với thương mại và đầu tư, tăng cường lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn, thúc đẩy tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực. Theo tiến trình này, hàng năm Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương có báo cáo về Mục tiêu Bogor. So với cách đây 10-15 năm, các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương có độ mở cửa cao hơn rất nhiều, các hàng rào giảm đi rất đáng kể.Nhờ đó tạo nên một Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tăng trưởng năng động, tạo ra sự thịnh vượng và xóa đói giảm nghèo cho toàn khu vực.
Đồng thời, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cũng là chất xúc tác để hình thành nên rất nhiều hiệp định thương mại và đóng góp đáng kể cho Tổ chức Thương mại Thế giới về mặt thương mại, đầu tư, phát triển, nâng cao năng lực.
Tôi cho rằng, ngoài nỗ lực để hoàn thành Mục tiêu Bogor, các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phải tính đến việc liên kết hội nhập mạnh hơn với cách thức thích hợp hơn trong bối cảnh phục hồi kinh tế thế giới khó khăn, thương mại giảm sút, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển xanh và sáng tạo.Để làm được điều này, mấu chốt vẫn là tự do hóa thương mại.
Phóng viên: Vậy theo ông, chìa khóa thúc đẩy tự do hóa thương mại trong khu vực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là gì? Tiến sỹ Võ Trí Thành: Chìa khóa chính là lòng tin, ý chí chính trị và sự đồng thuận tương đối của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về vấn đề lao động, dân chúng, doanh nghiệp.Hội nhập, tự do hóa thương mại đầu tư đã đem lại nhiều thành tựu về phát triển. Điều này được nhìn rõ nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực năng động nhất trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, để thúc đẩy tự do hóa thương mại, các nền kinh tế thành viên cũng cần kết hợp kết quả nghiên cứu quá trình phát triển Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, có tiếng nói của mình và xây dựng niềm tin đồng thuận từ các thành viên.
Phóng viên: Chủ đề và các ưu tiên do Việt Nam đề xuất ở Năm APEC Việt Nam 2017 có tác động như thế nào với tiến trình tự do hóa thương mại khu vực này?
Tiến sỹ Võ Trí Thành: Chủ đề do Việt Nam đề xuất khá phù hợp với thời điểm hiện nay và nhận được sự đồng thuận nhanh chóng từ phía các nền kinh tế thành viên.Chúng ta cần một động lực mới cho tăng trưởng để phát triển, đồng thời đem lại lợi ích cho tất cả các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương.
Bốn ưu tiên của Việt Nam cũng thích hợp với đòi hỏi hiện tại của khu vực trong bối cảnh mỗi nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đều có những biến chuyển riêng về chính sách.
Chủ đề và ưu tiên của Năm APEC 2017 đã tạo ra dấu ấn tích cực để Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phát triển, gắn hội nhập với phát triển trong một giai đoạn hết sức khó khăn ở quy mô ngắn hạn lẫn dài hạn, trong đó yếu tố then chốt là tự do hóa thương mại.
Quan trọng hơn, những nội dung chủ đề và ưu tiên mà Việt Nam đưa ra chính là nền tảng cho quá trình hợp tác, triển khai những chương trình, cam kết của từng thành viên trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương; gắn với nó là việc tạo ra sự năng động mới, điều kiện mới, lợi ích mới cho cộng đồng doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu
16:13' - 27/02/2017
Vấn đề tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên được chủ nhà Việt Nam đưa ra trong Năm APEC 2017.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2017: Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư của doanh nghiệp Việt
21:29' - 26/02/2017
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là diễn đàn kinh tế hàng đầu, là cơ chế khởi xướng ý tưởng và động lực của tăng trưởng, thương mại và đầu tư khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực châu Á-TBD
20:02' - 25/02/2017
Đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản là chưa đủ mà điều quan trọng là phải tạo ra được thu nhập từ nguồn đó, mang lại lợi ích cho ngư dân, phụ nữ vùng biển, cộng đồng ngư nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ưu tiên an ninh lương thực và nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
16:44' - 25/02/2017
Trong Năm APEC 2017, chủ đề an ninh lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu được chọn là một trong bốn chủ đề ưu tiên của Diễn đàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc ngân hàng Trung ương APEC 2017
18:18' - 24/02/2017
Ngày 24/2, tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 đã kết thúc thành công.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Phát triển bền vững và mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ
18:32' - 23/02/2017
Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức “Hội thảo chính sách APEC về Công nghiệp hỗ trợ”
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Financial Times: Châu Âu sẽ siết thuế với doanh nghiệp lớn
17:12'
Theo Financial Times, Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch đánh thuế đối với các công ty lớn hoạt động tại châu Âu, trong nỗ lực tạo ra các nguồn thu mới cho ngân sách chung của khối.
-
Ý kiến và Bình luận
Ngoại trưởng Mỹ Rubio ca ngợi "hành trình phi thường" trong quan hệ Việt-Mỹ
08:15'
Cách đây 30 năm, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ: Fed nên hạ lãi suất sau thành công của Nvidia
11:26' - 11/07/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, thành công của Nvidia trên thị trường chứng khoán, cùng với đà tăng chung của thị trường, là bằng chứng cho thấy ông Powell nên hạ lãi suất.
-
Ý kiến và Bình luận
Căng thẳng ở Trung Đông: Israel nêu điều kiện để đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn
08:59' - 11/07/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết Israel sẵn sàng đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn tại Gaza trong thời gian ngừng bắn 60 ngày được đề xuất.
-
Ý kiến và Bình luận
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Lòng tin thúc đẩy quan hệ song phương
08:17' - 10/07/2025
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam có sự gắn kết với kinh tế Mỹ, trong khi với Mỹ, Việt Nam là thị trường lớn đầy tiềm năng với 100 triệu dân.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00' - 09/07/2025
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.