Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8%
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2022 ước đạt 515,8 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý IV/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.514,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8% so với quý trước và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 1.180,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3% so với quý trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 147,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,7% và tăng 46,3%; du lịch lữ hành đạt 6,5 nghìn tỷ đồng, giảm 29,4% và tăng 231,5%; dịch vụ khác đạt 180 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% và tăng 41,2%. Tính chung, năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5,679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 15,6% (năm 2021 giảm 6,7%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tăng 15% so với năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch COVID-19. Mặc dù vậy, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 chỉ đạt 82,5% quy mô của chỉ tiêu này nếu ước tính trong điều kiện bình thường không xảy ra dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay. Theo ngành hoạt động, trong doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2022 có ngành hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 22,9% so với năm trước; may mặc tăng 19,1%; phương tiện đi lại tăng 13,8%; lương thực, thực phẩm tăng 10%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 7%.Theo địa phương, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2022 so với năm trước của một số địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 26,4%; Đà Nẵng tăng 14,7%; Cần Thơ tăng 14,2%; Đồng Nai tăng 13,7%; Quảng Ninh tăng 12,1%; Hà Nội tăng 12%; Hải Phòng tăng 10,4%.
Theo Tổng cục Thống kê, thời gian qua, thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nhu cầu hàng may mặc, trang thiết bị gia đình tăng khi vào giai đoạn chuyển mùa. Nguồn cung hàng hóa lương thực, thực phẩm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn.Nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, giá hàng hóa không có biến động lớn, thị trường tương đối bình ổn. Lưu thông hàng hóa trên thị trường thuận lợi. Để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán, Bộ Công Thương cho biết, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết để không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các địa phương chủ động xây dựng phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu người dân trong những tháng cuối năm và dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Ông Hoàng Ánh Dương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết, lực lượng quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát một số mặt hàng chủ lực, đấu tranh với buôn lậu, hàng giả, an toàn thực phẩm; hàng giả, hàng nhái. Đặc biệt, chú trọng kiểm tra hàng hóa trong Tết Âm lịch cũng như kiểm soát hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử, trên mạng xã hội. Bên cạnh việc kiểm tra tình trạng găm hàng, bán hàng không đúng giá... lực lượng quản lý thị trường tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra về chất lượng xăng dầu. Ông Hoàng Ánh Dương cũng yêu cầu các Cục Quản lý thị trường các tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường, nhất là một số mặt hàng trọng điểm. Bên cạnh đó, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ chỉ đạo lực lượng tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ, Tết hoặc khi dịch bệnh bùng phát, đối với các mặt hàng thiết yếu, tác động lớn đến kinh tế - xã hội. Đặc biệt, quản lý thị trường sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng trong việc chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại để quản lý thị trường thực sự hiệu quả; đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Các hiệp định thương mại tự do thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
11:13' - 27/12/2022
Những năm qua, các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã có tác động tích cực đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
-
Thị trường
GO!, Big C khuyến mãi lớn nhiều mặt hàng hóa Tết
18:48' - 26/12/2022
Nhằm kích cầu mua sắm, từ nay đến hết ngày 4/1/2023, hệ thống siêu thị GO!, Big C trên toàn quốc triển khai chương trình “Sắm Tết đủ đầy – Rinh ngay giải thưởng”.
-
Hàng hoá
Doanh nghiệp "chạy nước rút" chuẩn bị hàng hóa Tết
17:10' - 23/12/2022
Còn gần 1 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các doanh nghiệp Nghệ An đang bước vào giai đoạn "chạy nước rút" chuẩn bị tốt nguồn hàng cung ứng cho nhu cầu mua sắm cao điểm của người dân.
-
Thị trường
Siết chặt kiểm soát thị trường hàng hóa khi vực phía Nam
20:40' - 22/12/2022
Ngày 22/12, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức Hội nghị giao ban công tác phối hợp giữa 20 Cục Quản lý thị trường khu vực phía Nam năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX: TTXVN tiếp tục có nhiều tác phẩm đoạt giải
08:45'
Chương trình nghệ thuật “Thép trong Bút, Lửa trong Tim” và lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX diễn ra tối 21/6 tại Hà Nội, tôn vinh 128 tác phẩm báo chí xuất sắc toàn quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lời tri ân của Thông tấn xã Việt Nam
21:08' - 21/06/2025
TTXVN trân trọng cảm ơn sự quan tâm cùng những tình cảm quý báu mà các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước... và công chúng đã dành cho TTXVN nhân 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp bộ máy
20:31' - 21/06/2025
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 21/6/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức... trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
-
Kinh tế Việt Nam
Từ phòng thí nghiệm tới thị trường: Mục tiêu đưa nông nghiệp Việt vào nhóm thu nhập cao
19:45' - 21/06/2025
Nhà nước có chủ trương biến các đại học thành trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; trong đó Học viện Nông nghiệp Việt Nam sẽ là hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng sẽ dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc
19:22' - 21/06/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 đến 27/6.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác công – tư, động lực mới cho phát triển khoa học công nghệ quốc gia
19:08' - 21/06/2025
Ngày 21/6, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về Nghị định quy định cơ chế, chính sách hợp tác công tư trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông thôn mới 2026–2035: Hiện đại, xanh và bao trùm
17:54' - 21/06/2025
Ngày mai 22/6, Hội nghị tổng kết hai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững sẽ được tổ chức tại Trụ sở Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 8 của Singapore
17:27' - 21/06/2025
Dẫn nguồn thống kê của Cơ quan Quản lý doanh nghiệp Singapore, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 8 của Singapore với kim ngạch hơn 11,7 tỷ SGD (tăng 24,7%).
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương tăng biện pháp bảo vệ ngành sản xuất thép
17:27' - 21/06/2025
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai, theo dõi, thực hiện triệt để, tối đa biện pháp để bảo vệ lợi ích ngành sản xuất thép cán nóng trong nước.