Tổng thống Brazil Michel Temer bị điều tra với cáo buộc tham nhũng
Cuộc điều tra mới dựa trên một cuộc nói chuyện được ghi âm lén của một cựu trợ lý của ông Temer là Rodrigo Rocha Loures. Theo các tài liệu của tòa án, cuộc nói chuyện này có đề cập tới những khoản tiền hối lộ mà một công ty quản lý cảng chuyển cho tổng thống.
Thẩm phán Luis Roberto Barroso tuyên bố cuộc điều tra mới này đã được chấp thuận do Trưởng Công tố Brazil Rodrigo Janot đã phát hiện nhiều dấu hiệu tội phạm liên quan đến sắc lệnh mà ông Temer đã ký, trong đó có một số yều cầu buộc hãng Rodrimar SA phải đáp ứng.
Về phần mình, trong thông báo gửi Tòa án Tối cao, luật sư của Tổng thống Michel Temer cho biết những cáo buộc nhằm vào tổng thống là "không đúng sự thật và xuyên tạc".
Trước đó, ngày 11/9, Cảnh sát Liên bang Brazil thông báo kết thúc cuộc điều tra đối với Tổng thống Michel Temer và các chính trị gia cấp cao khác tại nước này, theo đó đã tìm thấy bằng chứng phạm tội của những nhân vật này.
Theo Cảnh sát Liên bang, ông Temer và các đồng minh của ông đã duy trì “một tổ chức nhằm hưởng lợi bất hợp pháp”.
Cảnh sát kết luận nhóm này, trong đó có ông Temer, đã phạm một số tội danh bao gồm tham nhũng, nhận hối lộ, rửa tiền, gian lận trong quá trình đấu thầu các dự án công và tẩu tán vốn. Tuy nhiên, ông Temer bác bỏ mọi cáo buộc.
Trong một thông báo, Văn phòng Tổng thống Temer khẳng định ông “không tham gia và chưa bao giờ tham gia bất kỳ tổ chức tội phạm nào” hoặc hành động để thu lợi bất chính dưới bất cứ hình thức nào.
Thông báo nêu rõ: “Tổng thống Temer lấy làm tiếc những ám chỉ vô lý nhằm bôi nhọ thanh danh và hình ảnh của ông trước công chúng đã bị tiết lộ với báo chí trước khi có sự phân tích thỏa đáng của hệ thống tư pháp”.
Ngày 2/8 vừa qua, Tổng thống Michel Temer đã vượt qua cuộc bỏ phiếu trong một phiên toàn thể tại Hạ viện xem xét việc đưa ông ra xét xử trong một tòa án hình sự liên quan cáo buộc tham nhũng trong vụ bê bối của Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras theo yêu cầu của Tòa án Tối cao nước này.
Ông Temer bị Tòa án Tối cao Brazil cáo buộc nhận hối lộ 150.000 USD từ tập đoàn sản xuất thực phẩm JBS. Tuy nhiên, ông nhiều lần khẳng định vô tội.
Các vụ bê bối tham nhũng tại Petrobras bắt đầu bị phanh phui từ tháng 3/2014. Theo cảnh sát, đường dây này đã dùng khoảng 4 tỷ USD hối lộ nhiều chính trị gia và quan chức lãnh đạo của Petrobras.
Vụ bê bối làm rung chuyển chính trường Brazil và đã khiến nhiều quan chức của Petrobras cũng như nhiều chính trị gia chủ chốt của nước này bị truy tố. Đến nay, hơn 100 cá nhân đã bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng, trong đó có hàng chục lãnh đạo từ các tập đoàn xây dựng và kỹ thuật hàng đầu Brazil.
Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có các hạ nghị sĩ, thượng nghị sĩ và thống đốc bang, thuộc diện bị điều tra./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành sản xuất thịt bò Brazil hồi phục dần
20:05' - 12/09/2017
Abiec - một nhóm trong ngành sản xuất thịt ở Sao Paulo - ngày 11/9 cho biết xuất khẩu thịt bò trong tháng 8/2017 của Brazil tăng 34% cả về khối lượng và doanh thu so với cùng kỳ năm trước.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn Trung Quốc mua cổ phần quản lý cảng biển Brazil
09:54' - 06/09/2017
Tập đoàn Merchants Port của Trung Quốc đã mua 90% cổ phần quản lý cảng biển Paranagua lớn thứ hai của nước này tại bang miền Nam Parana do công ty TCP Participaçoes của Brazil nắm giữ.
-
DN cần biết
Brazil tìm kiếm các nhà đầu tư Trung Quốc khi cổ phần hoá
18:06' - 29/08/2017
Tổng thống Brazil Michel Temer dẫn đầu phái đoàn bộ trưởng và các nhà kinh doanh hàng đầu đến Trung Quốc tìm kiếm các nhà đầu tư cho cổ phần hoá.
-
Kinh tế & Xã hội
Số nạn nhân vụ chìm tàu tại Brazil tăng mạnh
10:17' - 24/08/2017
Ngày 24/8, giới chức Brazil xác nhận ít nhất 10 người đã thiệt mạng và hàng chục người đã mất tích trong vụ chìm tàu trên sông ở miền Bắc nước này trước đó một ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Brazil bác yêu cầu xét xử Tổng thống tội danh tham nhũng
07:52' - 03/08/2017
Tổng thống Brazil Michel Temer đã vượt qua cuộc bỏ phiếu trong một phiên toàn thể tại Hạ viện xem xét việc đưa ông này ra xét xử trong một tòa án hình sự bởi cáo buộc tham nhũng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này