Tổng thống Donald Trump tái đắc cử có phải là “món quà chiến lược” với Bắc Kinh?
Adam Ni, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Macquarie ở Sydney (Australia), nhận định Tổng thống Trump là một “món quà chiến lược” cho Bắc Kinh. Bởi ông đang làm suy yếu vị thế quốc tế và sự đoàn kết của Mỹ vào thời điểm quan trọng, khi nước này rất cần tập trung vào các thách thức chính, trong đó có thách thức Trung Quốc.
Tác giả lập luận rằng trong khi ông Trump thách thức an ninh kinh tế và lợi ích khu vực của Trung Quốc, ông đã thất bại trong việc đưa ra một chiến lược hiệu quả để cạnh tranh lâu dài với nước này.
Theo Adam Ni, ông Trump tạo lợi thế chiến lược cho Bắc Kinh trong bốn lĩnh vực: An ninh khu vực, thương mại, cạnh tranh chiến lược và hệ thống chính trị.Về an ninh khu vực, cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” của Chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với các vấn đề quốc tế đang làm xói mòn vị thế lãnh đạo của Mỹ, mở ra không gian cho Bắc Kinh. Các quyết định như triển khai tên lửa mới tới châu Á và hỗ trợ vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) nhiều hơn khiến Bắc Kinh lo lắng.Tuy nhiên, ông Trump cũng đang làm suy yếu hệ thống liên minh và uy tín của Mỹ trong khu vực, bằng cách gây sức ép buộc Nhật Bản và Hàn Quốc phải trả nhiều tiền hơn cho quân đội Mỹ đóng tại các quốc gia này và nhắm vào các đồng minh này trong các biện pháp bảo hộ thương mại. Những điều này gây tác động sâu sắc đối với khả năng cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc trong những năm tới.
Về thương mại, nhiều thành phần cử tri quan trọng ở Mỹ (như nông dân) đang phải vật lộn với ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Áp lực chính trị từ quá trình luận tội làm tăng thêm áp lực cho ông Trump trong việc tìm kiếm một thỏa thuận với Bắc Kinh và tuyên bố “chiến thắng”.Về cạnh tranh chiến lược dài hạn, các chính sách của Mỹ, bao gồm với Iran, Nga và Triều Tiên, đang tạo ra khả năng chuyển hướng chiến lược. Cuộc phiêu lưu của Mỹ ở Trung Đông là một bước ngoặt chiến lược tạo nhiều bất lợi.Mặt khác, phân hóa chính trị trầm trọng tại Mỹ dưới thời Tổng thống Trump được chuyên gia Adam Ni đánh giá là đã cho Bắc Kinh một cơ hội vàng.Ở một mức độ sâu sắc hơn, vượt ra khỏi lợi ích trước mắt, quy trình luận tội và rối loạn của hệ thống chính trị Mỹ được các nhà lãnh đạo Trung Quốc xem là thất bại của nền dân chủ kiểu phương Tây.
Các giá trị tự do, kiểm soát và cân bằng, và phương tiện truyền thông tự do được coi là nguồn gốc của sự bất ổn hơn là sức mạnh.
Trang Foreign Policy trích lời Yan Xuetong, một trong những nhà tư tưởng chiến lược của Trung Quốc, nhận định ông Trump, qua sự phân cực chính trị Mỹ, làm tổn hại uy tín quốc tế và tư thế lãnh đạo toàn cầu từ trước đến nay của Washington, phá hoại các thỏa thuận liên minh lâu dài, tạo cho Bắc Kinh một cơ hội chiến lược lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.Dĩ nhiên, không phải ai cũng đồng ý với nhận xét của nhà tư tưởng Yan Xuetong. Giới ủng hộ ông Trump sẽ nói rằng ông khơi mào một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, cấm Huawei tham gia vào hệ thống mạng 5G của Mỹ. Họ sẽ lập luận rằng đây rõ ràng là thái độ hết sức cứng rắn với Bắc Kinh. Vậy tại sao những chuyên gia này lại cho rằng sự hiện diện của ông Trump tại Nhà Trắng là điều có lợi Trung Quốc?Paul Haenle và Sam Bresnick, đồng tác giả của bài xã luận trên Foreign Policy, giải thích: “Đối với Bắc Kinh, nhược điểm của ông Trump quan trọng hơn những hành động phô trương của ông. Trong nhiều cuộc thảo luận riêng với các quan chức chính phủ và học giả Trung Quốc, chúng tôi thấy rằng ngày càng nhiều người trong số họ đang mong ông Trump tái đắc cử năm tới.Vào thời điểm ảnh hưởng chính trị và khả năng quân sự của Trung Quốc đang tăng lên, những người này cho rằng ông Trump đã dành cho Bắc Kinh một không gian để mở rộng ảnh hưởng trên khắp châu Á.
Quan trọng hơn nữa ông Trump đã làm suy yếu một cách toàn diện thế lãnh đạo toàn cầu của Washington. Nhiều người trong giới trí thức Trung Quốc kết luận rằng các chính sách của ông Trump là chiến lược rất tốt cho Trung Quốc về lâu dài”.
Hai tác giả Paul Haenle và Sam Bresnick cho rằng việc ông Trump gây tổn hại cho các thể chế và cơ chế quản trị toàn cầu đã giúp Mỹ trở thành siêu cường ưu việt của thế giới: “Bắc Kinh đã được lợi đáng kể từ nhiệm kỳ của ông Trump.Chính quyền Tổng thống Trump đã bỏ việc sử dụng các tòa án của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc giải quyết các khiếu nại thương mại và ngăn chặn cuộc bổ nhiệm vị trí trong cơ quan phúc thẩm của tổ chức”.
Những hành động này không chỉ cản trở hệ thống giải quyết tranh chấp thương mại quan trọng nhất của thế giới mà còn thúc đẩy các quốc gia khác xem thường luật pháp quốc tế.Trong khi ông Trump đang hủy bỏ các hiệp định thương mại hợp tác vốn là trung tâm của chính sách kinh tế quốc tế của Mỹ thì Bắc Kinh đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận sẽ ràng buộc Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Zealand, và 10 nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành một khối thương mại lớn nhất thế giới.
Nếu học giả Bắc Kinh mong cho ông Trump tái đắc cử vì cho rằng sự có mặt của ông trong Nhà Trắng có lợi cho Trung Quốc, thì giới ủng hộ ông Trump cũng mong ông nắm quyền lực thêm bốn năm nữa, nhưng với một lý do hoàn toàn trái ngược. Những người ủng hộ ông tin rằng chỉ ông Trump mới hóa giải được Trung Quốc, và ông là vị Tổng thống thay đổi chính sách đối ngoại của Mỹ với nước này.Thực tế là thái độ của Mỹ đối với Trung Quốc đã có một sự thay đổi rõ rệt từ cuối năm 2015 và điều quan trọng là sự thay đổi này có từ trước khi ông Trump bước vào Nhà Trắng. Daniel Kliman, cựu cố vấn cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, được tác giả David Grossman, trong bài “Mỹ muốn gì từ Trung Quốc?Và nhận định về thế cờ chót của Mỹ, ông Kliman nói: “Tôi nghĩ rằng nếu bà Hillary Clinton, hoặc một thành viên đảng Dân chủ khác, hoặc đảng Cộng hòa khác lên làm Tổng thống vào năm 2016, bạn sẽ thấy bước ngoặt sắc nét này”.
Bài viết trên Foreign Policy khẳng định không phải mọi học giả hay quan chức Trung Quốc đều muốn chứng kiến ông Donald Trump giữ chức Tổng thống Mỹ thêm bốn năm nữa.Một số người, chẳng hạn như Giáo sư Đại học quan hệ quốc tế Da Wei, lập luận rằng chính sách của ông Trump gây bất lợi cho cả lợi ích của Trung Quốc lẫn Mỹ, và có thể khiến trật tự quốc tế bị ảnh hưởng sâu sắc cũng như làm sự trỗi dậy của Bắc Kinh phức tạp thêm”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Ứng cử viên Joe Biden tiếp tục dẫn đầu về tỷ lệ ủng hộ trong đảng Dân chủ
08:20' - 12/12/2019
Kết quả cuộc thăm dò dư luận được Emerson College công bố, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thượng nghị sĩ độc lập của bang Vermont Bernie Sanders đang vượt lên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
Canada: NAFTA 2.0 hỗ trợ thịnh vượng kinh tế của khu vực Bắc Mỹ
18:02' - 11/12/2019
Theo Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland, bản sửa đổi của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới sẽ hỗ trợ thịnh vượng kinh tế và cạnh tranh toàn cầu của khu vực Bắc Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Trung chạy đua trì hoãn đợt áp thuế ngày 15/12
10:01' - 11/12/2019
Truyền thông Mỹ ngày 10/12 đưa tin các quan chức Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực đạt được thỏa thuận trì hoãn đợt thuế quan mới mà Mỹ dự kiến áp lên hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tỉ lệ cử tri độc lập ủng hộ Tổng thống D.Trump giảm
07:53' - 11/12/2019
Ngày 10/12, kết quả một cuộc thăm dò cho thấy tỉ lệ ủng hộ của các cử độc lập đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm trong bối cảnh đảng Dân chủ đang nỗ lực điều tra sang luận tội Tổng thống.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Mexico và Canada chính thức ký kết USMCA
06:40' - 11/12/2019
Ngày 10/12, Mỹ, Mexico và Canada đã ký thỏa thuận hoàn tất Hiệp định Thương mại tự do Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), sau hơn 2 năm đàm phán cam go và mở đường cho việc phê chuẩn ở mỗi nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.