Tổng thống Iran Hassan Rouhani đưa ra điều kiện đàm phán với Mỹ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 6/8, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố Tehran có thể tiến hành đàm phán với Mỹ chỉ khi Washington chứng minh được sự đáng tin cậy của họ sau khi nước này đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Trong bài phát biểu được phát sóng trực tiếp trên truyền hình nhà nước Iran, Tổng thống Iran nêu rõ chính quyền Mỹ cần phải chứng minh rằng họ sẵn sàng giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và nhiều hiệp ước quốc tế khác.
Tổng thống Rouhani khẳng định: “Chúng tôi luôn ủng hộ biện pháp ngoại giao và đàm phán… Nhưng các cuộc đàm phán cần phải chân thật… Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran và rút khỏi thỏa thuận hạt nhân (năm 2015), và sau đó lại muốn đàm phán với chúng tôi”.
Ông Rouhani cho rằng sau một loạt động thái của Mỹ, Washington không thể chứng minh về sự đáng tin cậy của họ trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Tổng thống Iran cho biết: “Các cuộc đàm phán đi kèm các lệnh trừng phạt thì không có ý nghĩa gì.
Họ đang áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào các trẻ em, người bệnh, và cả đất nước Iran”. Theo ông Rouhani, lời kêu gọi mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đàm phán trực tiếp với Iran chỉ nhằm mục đích tạo ra sự chia rẽ ở nước này.
Ngoài ra, Tổng thống Rouhani tuyên bố, Iran sẽ khiến cho Mỹ phải "hối tiếc" vì đã tái áp đặt trừng phạt đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này, đồng thời kêu gọi đoàn kết nhằm đối phó với các thách thức về kinh tế.
Cũng theo ông Rouhani, Iran mong muốn cải thiện quan hệ với thế giới và các quốc gia láng giềng trong khu vực nhằm bảo vệ hòa bình tại Trung Đông.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/8 đã ký sắc lệnh hành pháp, theo đó tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran, đồng thời khẳng định chính sách của Washington là "gây sức ép tối đa về kinh tế" đối với Iran.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng vẫn để ngỏ khả năng đưa ra một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran đồng thời sẵn sàng gặp các nhà lãnh đạo Iran "bất kỳ lúc nào".
Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức) đã ký thỏa thuận hạt nhân hồi năm 2015, có tên gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo thỏa thuận hạt nhân này, các biện pháp trừng phạt Iran liên quan chương trình hạt nhân của nước này dần được dỡ bỏ để đổi lấy việc Tehran bảo đảm tính chất hòa bình của các hoạt động hạt nhân.
Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5/2018, Tổng thống Trump chính thức rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời tuyên bố sẽ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương chống Tehran./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ nêu điều kiện cho một thỏa thuận hạt nhân Iran mới
07:22' - 22/05/2018
Mỹ sẽ gia tăng áp lực tài chính lên Iran với "những lệnh trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử".
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Chung JCPOA sẽ nhóm họp để đánh giá việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
07:27' - 21/05/2018
Ủy ban Chung giám sát việc thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran, được biết đến với tên gọi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) sẽ họp tại thủ Vienna của Áo vào ngày 25/5 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Những tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (Phần 2)
06:30' - 20/05/2018
Quyết định rút khỏi JCPOA tác động không nhỏ đến phần còn lại của thế giới, bởi vì Mỹ có thể sử dụng các công cụ trừng phạt quyền lực của mình để buộc các quốc gia ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Những tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (Phần 1)
05:30' - 20/05/2018
Quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Donald Trump có ảnh hưởng lan rộng trên toàn cầu, từ các thị trường hàng hóa trên thế giới đến hoạt động kinh tế của nhiều nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.