Những tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (Phần 1)
Ngoài ra, theo nhận định của giới phân tích, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) hồi năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), có nguy cơ làm trầm trọng thêm mối quan hệ ngoại giao vốn đã căng thẳng với một số đồng minh quan trọng của Washington, trong đó có Liên minh châu Âu (EU) ở Đức, Pháp và Vương quốc Anh - những nước đã tham gia ký kết thỏa thuận này.
Đầu tiên và cũng là rõ ràng nhất, quyết định này chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế Iran, sau đó đến các quốc gia thành viên khác của JCPOA nói riêng và thị trường dầu mỏ thế giới nói chung. Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ bắt đầu triển khai "mức cao nhất" các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Iran. Một số biện pháp trừng phạt đối với Iran sẽ có hiệu lực sau giai đoạn “chuyển tiếp” 90 ngày (kết thúc vào ngày 6/8/2018).Trong khi các biện pháp trừng phạt còn lại - nhất là đối với lĩnh vực dầu mỏ - sẽ có hiệu lực sau 180 ngày (kết thúc vào ngày 4/11/2018). Đồng thời, các mốc thời hạn trên cũng là để các doanh nghiệp và các tổ chức có thời hạn chấm dứt các hoạt động kinh doanh tại Iran hay có liên quan tới Iran.
Đối với Iran, những thách thức đến từ lệnh trừng phạt là không mới và thậm chí đã góp phần kích động các cuộc biểu tình hồi đầu năm nay. Nước Cộng hòa Hồi giáo lâu nay đã phải chật vật tạo công ăn việc làm cho giới trẻ, các khoản đầu tư đã cạn kiệt và tăng trưởng giảm tốc. Thậm chí, nhiều người Iran phàn nàn rằng JCPOA chưa đem lại được cho đất nước lợi ích kinh tế cụ thể nào. Ngay từ trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, nhiều người dân nước này đã rút hết tiền tiết kiệm của họ và gây căng thẳng cho hệ thống ngân hàng vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau nhiều năm bị cô lập. Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương Iran cho biết tình hình hệ thống ngân hàng nước này đã xấu đi trong năm qua và vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm. Trước đó, đồng nội tệ rial của Iran đã giảm từ 36.000 rial/USD hồi tháng 9/2017 xuống chỉ còn 60.000 rial/USD vào tháng 4 vừa qua do những dự đoán về việc Mỹ sẽ trở nên cứng rắn hơn, qua đó buộc Tehran phải cấm các giao dịch ngoại hối trong nước và giới hạn lượng ngoại tệ được nắm giữ trong khoảng 12.000 USD. Có thể nói, tỷ giá ngoại hối biến động, giá thịt gà và bánh mì tăng, đi cùng những cuộc biểu tình mới sẽ là những hệ quả mà lệnh trừng phạt gây ra.Khi giai đoạn 90 ngày kết thúc, các biện pháp trừng phạt sẽ được tái áp đặt đối với hoạt động nhập khẩu thảm và thực phẩm sản xuất tại Iran vào thị trường Mỹ, và đối với một số giao dịch tài chính có liên quan. Một quan chức cấp cao của Mỹ ngày 8/5 cho biết, Bộ Tài chính Mỹ sẽ thu hồi giấy phép xuất khẩu của các công ty hàng không dân dụng cho Iran sau khi Tổng thống Mỹ Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran. Trong khi đó, quyết định rút khỏi JCPOA sẽ tác động đến phần còn lại của thế giới, bởi vì Tổng thống Trump có thể sử dụng các công cụ trừng phạt quyền lực của mình để buộc các quốc gia ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.Mặc dù các thanh tra quốc tế và đối tác tham gia JCPOA (trong đó có Mỹ) đều kết luận rằng Iran tuân thủ một cách nghiêm túc thỏa thuận đã ký song Tổng thống Trump lại cho rằng bản thân hiệp định JCPOA có những lỗ hổng khiến ông không hài lòng.
Nhận định về vấn đề này, nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ là Warrent Buffett nói: “Bước đi này sẽ cho phép Tổng thống Trump rời khỏi một thỏa thuận hạt nhân tồi tệ, đồng thời gián tiếp gây áp lực đòi hỏi các đối tác châu Âu khác trong JCPOA và Iran phải hướng đến một thỏa thuận toàn diện hơn”.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Lo ngại về nguồn cung của Iran đẩy dầu Brent qua ngưỡng 80 USD/thùng
18:15' - 17/05/2018
Giá dầu đã tăng lên mức 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014 do những lo ngại về khả năng xuất khẩu dầu của Iran sẽ suy giảm.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất kế hoạch nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân Iran
10:08' - 16/05/2018
Ngày 15/5, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi xướng một kế hoạch kinh tế gồm 9 điểm nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận lịch sử này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng "bật đèn xanh" cho việc hạn chế xuất khẩu dầu của Iran
11:53' - 15/05/2018
Nhà Trắng đã gửi một thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ, trong đó cho rằng các nguồn cung dầu và các chế phẩm từ dầu mỏ trên toàn cầu đủ mạnh để đối phó với triển vọng xuất khẩu dầu của Iran giảm mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Iran: Mỹ tìm cách hợp tác mạnh mẽ với châu Âu
11:04' - 15/05/2018
Trước đó, tuyên bố của Tổng thống Donald Trump ngày 9/5 về việc Mỹ rút khỏi JCPOA đã vấp phải sự phản đối rộng rãi của các nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.