Ủy ban Chung JCPOA sẽ nhóm họp để đánh giá việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông đưa tin, ngày 20/5, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cho biết, một cuộc họp của Ủy ban Chung giám sát việc thực thi thỏa thuận hạt nhân Iran, được biết đến với tên gọi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), sẽ diễn ra tại thủ Vienna của Áo vào ngày 25/5 tới.
Cuộc họp nhằm thảo luận các vấn đề liên quan quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đa phương này.
Phát biểu bên lề một phiên họp kín của Quốc hội Iran ở thủ đô Tehran, ông Araqchi nói rằng cuộc họp ủy ban nói trên sẽ được triệu tập theo đề nghị của Iran.
Ủy ban Chung được 6 cường quốc thế giới (bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc cùng với Đức), Iran và Liên minh châu Âu (EU) thành lập để giải quyết mọi khiếu nại về việc thực hiện JCPOA.
Ông Araqchi giải thích: "Vào ngày 25/5 tới, Ủy ban Chung sẽ tiến hành họp theo đề nghị của Iran, không có sự tham gia của Mỹ, nhằm thảo luận những hậu quả từ quyết định của Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, cũng như vấn đề các nước còn lại tham gia ký kết JCPOA có thể tiếp tục thực thi cam kết như thế nào".
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hôm 8/5, Iran đã tìm kiếm sự đảm bảo rằng các lợi ích kinh tế của quốc gia Trung Đông này được bảo vệ, nếu không Tehran sẽ nối lại các hoạt động hạt nhân ở tốc độ lớn hơn.
JCPOA được ký hồi tháng 7/2015 sau nhiều năm căng thẳng giữa Iran và phương Tây, theo đó Tehran hạn chế các hoạt động làm giàu urani để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Tuy nhiên, sau khi lên nắm quyền vào tháng 1/2017, một năm sau khi JCPOA có hiệu lực, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã tìm các lý do để đơn phương rút hoặc hủy bỏ thỏa thuận này. Trong khi đó, các bên còn lại tham gia ký JCPOA đều nhấn mạnh thỏa thuận hạt nhân Iran cần phải được duy trì.
Trước đó, trong một tuyên bố đưa ra ngày 18/5, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, bà Federica Mogherini nói rằng khối 28 quốc gia thành viên này thống nhất duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran.
Trong một diễn biến liên quan, một số nguồn tin cho hay các nhà ngoại giao châu Âu, Trung Quốc và Nga đang thảo luận về một hiệp định mới nhằm cung cấp viện trợ tài chính cho Iran để đổi lấy việc Tehran cắt giảm chương trình tên lửa đạn đạo và hạn chế can thiệp vào những vấn đề khu vực.
Các bên sẽ nhóm họp tại Vienna (Áo) trong vài tuần tới, dưới sự chủ trì của nhà ngoại giao cấp cao EU Helga Schmid, để thảo luận những bước đi tiếp theo sau Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (Phần 2)
06:30' - 20/05/2018
Quyết định rút khỏi JCPOA tác động không nhỏ đến phần còn lại của thế giới, bởi vì Mỹ có thể sử dụng các công cụ trừng phạt quyền lực của mình để buộc các quốc gia ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Những tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (Phần 1)
05:30' - 20/05/2018
Quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran của Tổng thống Donald Trump có ảnh hưởng lan rộng trên toàn cầu, từ các thị trường hàng hóa trên thế giới đến hoạt động kinh tế của nhiều nước.
-
Kinh tế Thế giới
EU đề xuất kế hoạch nhằm cứu thỏa thuận hạt nhân Iran
10:08' - 16/05/2018
Ngày 15/5, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi xướng một kế hoạch kinh tế gồm 9 điểm nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận lịch sử này.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề hạt nhân Iran: Mỹ tìm cách hợp tác mạnh mẽ với châu Âu
11:04' - 15/05/2018
Trước đó, tuyên bố của Tổng thống Donald Trump ngày 9/5 về việc Mỹ rút khỏi JCPOA đã vấp phải sự phản đối rộng rãi của các nước.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran
05:30' - 15/05/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp Nga, Trung Quốc và Đức) với Iran.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khởi động “ngoại giao Expo”
11:01'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov nhân dịp tham dự lễ khai trương gian hàng tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump siết chặt chính sách nhập cư
11:01'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 đã ký một bản ghi nhớ về việc ngăn chặn người nhập cư trái phép và những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp theo Đạo luật An sinh xã hội của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc
11:00'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc vốn đang ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm kiếm "lá bài chủ chốt" để đàm phán thuế quan với Mỹ
10:21'
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đánh giá tính khả thi của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Trung Quốc tăng 5,4% trong quý I
09:45'
GDP của Trung Quốc trong quý I/2025 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy đà phục hồi đáng kể của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới dù bối cảnh toàn cầu có nhiều bất ổn.
-
Kinh tế Thế giới
Du lịch Trung Quốc bùng nổ nhờ chính sách miễn thị thực
08:13'
Du khách quốc tế tới Trung Quốc đang ghi nhận mức tăng trưởng bùng nổ trong quý I/2025 nhờ hàng loạt chính sách mở cửa và ưu đãi miễn thị thực.
-
Kinh tế Thế giới
Giáo sư Đặng Hoàng Linh: Đức coi ASEAN là trụ cột tăng trưởng, hợp tác
22:07' - 15/04/2025
Chính phủ Đức được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Quốc hội Đức hoàn tất quá trình phê chuẩn EVIPA, đồng thời hỗ trợ thực thi hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức đầu tư tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản xem xét lại các rào cản phi thuế quan đối với ô tô, nông sản
16:16' - 15/04/2025
Nhật Bản bắt đầu xem xét lại các rào cản thương mại phi thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump phản đối, gồm ô tô, nông sản, vì Tokyo hy vọng sẽ cải thiện được khả năng đàm phán thuế với Washington.