Tổng thống Joe Biden yêu cầu Tòa án Tối cao hủy tranh luận về chính sách tị nạn của người tiền nhiệm
Ngày 1/2 (theo giờ Washington), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu Tòa án Tối cao nước này hủy bỏ phần tranh luận miệng sắp tới và tránh đi xa hơn trong hai vụ việc còn để ngỏ từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, bao gồm ngân sách để xây dựng bức tường biên giới với Mexico và chính sách tị nạn “Ở lại Mexico”.
Tòa án Tối cao Mỹ dự kiến sẽ nghe các luật sư của hai vụ tranh luận miệng, tóm tắt quan điểm của họ trước tòa và trả lời câu hỏi của thẩm phán lần lượt vào ngày 22/2 và ngày 1/3.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố kế hoạch ngừng xây dựng bức tường biên giới và đình chỉ chương trình tị nạn.
Quyền Tổng luật sư Mỹ Elizabeth Prelogar đã yêu cầu các thẩm phán hoãn các hồ sơ pháp lý tiếp theo trong các vụ việc và loại bỏ chúng ra khỏi lịch tranh tụng.
Trong ngày đầu tiên nhậm chức hôm 20/1 vừa qua, Tổng thống Biden đã yêu cầu đóng băng các dự án xây dựng bức tường biên giới với Mexico và chỉ đạo xem xét tính hợp pháp của các phương thức tài trợ và hợp đồng liên quan đến dự án này.
Cùng ngày, Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết sẽ đình chỉ việc đăng ký mới trong chương trình tị nạn “Ở lại Mexico”.
Trong cả hai vụ việc trên, các tòa án cấp dưới ở Mỹ đều ra phán quyết chống lại chính quyền của ông Trump.
Năm ngoái, Tòa án Tối cao Mỹ đã chấp nhận đơn kháng cáo của chính truyền Trump về hai vụ việc này.
Xây dựng bức tường biên giới với Mexico là cam kết được cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra ngay trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2016.
Vụ việc này liên quan đến một thách thức pháp lý cáo buộc ông Trump vượt quá quyền hạn và xâm phạm thẩm quyền của Quốc hội bằng cách huy động nguồn quỹ quân đội để chi trả chi phí xây dựng bức tường này.
Trong khi đó, chính sách "Ở lại Mexico" có hiệu lực vào năm 2019 đã đẩy hàng chục nghìn người di cư dọc biên giới phía Nam Mexico ở lại nước này, thay vì nhập cảnh vào Mỹ trong khi chờ đợi thủ tục xem xét hồ sơ xin tị nạn.
Ngay trong ngày đầu tiên nắm quyền, ông Biden đã ký một loạt sắc lệnh thu hồi chính sách của người tiền nhiệm, qua đó phản ánh sự không nhất quán giữa hai chính quyền.
Cụ thể, ông Biden đã ký sắc lệnh như đình chỉ tiến trình rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới, đưa Mỹ trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ngừng các hợp đồng cho thuê đất khai thác dầu khí,.../.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ: Giới chuyên gia đánh giá về chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden
08:10' - 28/01/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Biden luôn là chủ đề được giới truyền thông, chuyên gia khoa học chính trị tại Mỹ dự báo và phân tích.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố nhiều chính sách mới
13:00' - 26/01/2021
Ngày 25/1 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố các chính sách mới liên quan đến người chuyển giới phục vụ trong quân đội và phát triển năng lượng sạch.
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền tân Tổng thống Biden tiếp tục thúc đẩy chính sách "Mua hàng Mỹ"
09:33' - 26/01/2021
Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường mua sắm liên bang đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11'
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08'
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Để không lỡ nhịp với thời đại
15:27'
Trước chính sách thuế quan đối ứng gây nhiều tranh cãi của Mỹ, phản ứng của các nước sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vẽ lại bản đồ kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 2: Giấc mơ Mỹ và chiến thuật "tất tay"
15:26'
Khi đã qua "cơn sốc", bình tĩnh nhìn lại sự kiện 2/4/2025 - ngày mà Tổng thống Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" - có lẽ phải thừa nhận rằng yếu tố bất ngờ không quá lớn.
-
Kinh tế Thế giới
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài 1: Trật tự thương mại toàn cầu rung lắc
15:26'
Các nước đang nhanh chóng hành động để ứng phó trước nguy cơ biến động của thương mại toàn cầu và hầu hết các phản ứng cho đến nay đều khá thận trọng.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51'
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49'
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46'
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22'
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).