Tổng thống Mỹ hối thúc Quốc hội phê chuẩn TPP
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong một bài xã luận được đăng tải trên trang mạng của tờ "Washington Post" cùng ngày, Tổng thống Obama cho rằng việc Trung Quốc đang đàm phán RCEP sẽ khiến Mỹ bất lợi khi bị cô lập với một số thị trường tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đặt việc làm, hoạt động kinh doanh và hàng hóa của Mỹ vào thế nguy hiểm.
Trong khi đó, Tổng thống Obama khẳng định TPP sẽ cho phép Mỹ "nắm quyền chi phối" về thương mại với châu Á và đó là lý do Chính phủ Mỹ chủ trương phối hợp chặt chẽ với các nhà lãnh đạo Đồi Capitol để TPP nhận được sự phê chuẩn của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Trên thực tế, Tổng thống Obama đã đẩy nhanh các nỗ lực nhằm hoàn tất TPP trước khi ông rời nhiệm sở vào ngày 20/1/2017.
Tuy nhiên, Nhà Trắng cần phải vượt qua được quan điểm phản đối của nhóm nghị sĩ cánh tả trong đảng Dân chủ và các nghị sĩ cánh hữu bên đảng Cộng hòa. Tâm lý lo lắng của cử tri Mỹ về sự ảnh hưởng của TPP đối với việc làm và môi trường cũng là một chủ đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ 2016.
Trong bài xã luận trên, Tổng thống Obama nói rằng ông thấu hiểu sự hoài nghi của cử tri, song "việc xây các bức tường tự cô lập chúng ta với nền kinh tế thế giới" sẽ gây phản tác dụng đối với chính nền kinh tế Mỹ.
Tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phánTPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tham dự lễ ký kết để xác thực lời văn của TPP tại Auckland (New Zeland). Sau lễ ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn hiệp định này theo quy định của pháp luật nước mình.
Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản về việc các bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ. Theo các nhà kinh tế, TPP chiếm 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP của thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Trong khi đó, RCEP gồm 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước đối tác - gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tiến trình đàm phán RCEP được khởi động từ năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn tất, do những bất đồng liên quan đến vấn đề về quy mô và phương thức đàm phán.
Nếu được thành lập, RCEP sẽ tạo ra một "sân chơi" mới, chiếm 45% dân số thế giới với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm khoảng 1/3 tổng GDP của toàn cầu hiện nay, giúp thúc đẩy mạnh tăng trưởng thương mại và đầu tư trong khu vực.
Hồi tháng 3 vừa qua, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2016, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi các nước liên quan hoàn tất đàm phán về RCEP ngay trong năm nay./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Hội nhập TPP: Doanh nghiệp dệt may chậm trên "sân nhà"
06:35' - 21/04/2016
Một trong những điều kiện của Hiệp định TPP về quy định nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đang vô hình chung đẩy hàng loạt thách thức về phía doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
TPP ngăn chặn các vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ
13:33' - 20/04/2016
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức. Việc xử lý các hành vi vi phạm cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Mỹ nhiều khả năng chỉ xem xét TPP sau tháng 11/2016
13:52' - 06/04/2016
Các thông tin cho đến thời điểm này cho thấy nhiều khả năng Quốc hội Mỹ chỉ xem xét TPP sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Mỹ sẽ khó thông qua TPP trong năm 2016
06:30' - 19/03/2016
Ba ứng cử viên Tổng thống thống Mỹ tương đối được ủng hộ và dẫn đầu hiện nay đều có thái độ phủ định rõ ràng đối với TPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Một loạt doanh nghiệp Mỹ hạ dự báo triển vọng kinh doanh do bất ổn kinh tế
14:08'
Một loạt doanh nghiệp lớn của Mỹ mới đây đã điều chỉnh dự báo kết quả kinh doanh, phản ánh những thách thức kinh tế đang gia tăng, từ thuế quan mới đến sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo thuế quan Mỹ tác động tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu
13:21'
Tăng trưởng kinh tế chậm lại kết hợp với nguy cơ lạm phát gia tăng có thể khiến nước Mỹ từ vị thế dẫn đầu toàn cầu trở thành lực cản đối với phần còn lại của thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm cách tránh thuế “có đi có lại” của Mỹ
12:29'
Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết những lo ngại của nước này về thuế quan trong các cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thử nghiệm mở cửa giáo dục, văn hóa để thu hút đầu tư nước ngoài
12:29'
Để thực hiện tốt công tác ổn định vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ mở rộng thử nghiệm mở cửa một cách ổn định và có trật tự trong các lĩnh vực giáo dục và văn hóa.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng thông báo kế hoạch áp đặt các mức thuế cao
11:05'
Thư ký Báo chí Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, cho biết Tổng thống Trump “đã rất rõ ràng về kế hoạch vào ngày 2/4. Sẽ có những thông báo quan trọng liên quan đến thương mại đối ứng”.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D.Trump ký lệnh hành pháp tăng sản lượng khoáng sản
10:22'
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh xung đột thương mại đang leo thang với Trung Quốc, Canada và các nhà sản xuất khoáng sản lớn khác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà sản xuất Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch ECB kêu gọi tăng cường hội nhập thương mại
10:09'
Mới đây, ECB đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone có thể đạt 0,9% trong năm 2025, sau đó tăng lên 1,2% vào năm 2026 và 1,3% vào năm 2027.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế số của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng mạnh
09:46'
Thời gian tới, Bắc Kinh sẽ tiếp tục mở rộng các kịch bản ứng dụng của nền kinh tế số, khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt trong giáo dục, y tế.
-
Kinh tế Thế giới
EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ
09:44'
Liên minh châu Âu (EU) đã lùi thời hạn áp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu hồi đầu tháng.