Tổng thống Mỹ yêu cầu nghiên cứu hệ thống đánh chặn tên lửa của Triều Tiên
Yêu cầu trên được nêu rõ trong Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA), vừa được Tổng thống Trump ký ban hành, trong đó dành cho Lầu Năm Góc 716 tỷ USD, với gần 10 tỷ dành riêng cho Cơ quan Phòng thủ tên lửa (MDA) để trang trải các chi phí cho việc mở rộng các hệ thống tên lửa, nhấn mạnh đến khả năng ngăn chặn bất cứ vụ tấn công nào từ Iran hay Triều Tiên.
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề về không gian và tên lửa, diễn ra tại Huntsville, bang Alabama, người phụ trách kỹ thuật của MDA Keith Englander cho biết quân đội Mỹ đã nghiên cứu khả năng lắp đặt thêm một tầng phòng thủ vào hệ thống đánh chặn tên lửa hiện hành của Mỹ.
Giám đốc MDA, Trung Tướng Samuel Greaves gợi ý kết hợp Hệ thống Tác chiến Aegis vào hệ thống phòng thủ ICBM của Mỹ hiện nay.
Hệ thống Aegis, vốn chủ yếu đặt trên chiến hạm, có thể phù hợp với hệ thống lá chắn Tên lửa tiêu chuẩn 3 Block IIA (SM-3 IIA) đang được công ty Raytheon của Mỹ và tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản phối hợp chế tạo.
Hệ thống Aegis hiện được triển khai trên 36 tàu chiến của Hải quân Mỹ, cũng như tại bãi phóng tên lửa Thái Bình Dương ở Hawaii. Nếu được giao nhiệm vụ mới, các tàu chiến có thể tuần tra Thái Bình Dương và tăng cường mạng lưới phòng thủ tên lửa tầm trung mặt đất, đặt tại Alaska và California, nhằm bảo vệ Mỹ khỏi các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Đây là một trong những dự án mà Lầu Năm Góc đang nghiên cứu nhằm đánh chặn tên lửa bắn tới nước Mỹ. Dự án này bao gồm cả việc đánh chặn tên lửa bị rơi sau khi phóng, chặn tên lửa đang bay trong không gian sau khi vượt qua tầng khí quyển Trái Đất, và bắn hạ cả tên lửa đã trở lại khí quyển chuẩn bị tấn công mục tiêu. Hệ thống phòng thủ tên lửa mới sẽ cần được thử nghiệm trước khi chắc chắn rằng có thể đánh chặn một ICBM được bắn đi từ Bình Nhưỡng.
Lo ngại về các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đã tăng lên kể từ khi mối đe dọa tên lửa Triều Tiên xuất hiện. Năm 2017, Triều Tiên đã tiến hành hàng chục vụ thử nghiệm tên lửa, trong đó có vụ phóng thử tên lửa được cho là ICBM có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ, và một vụ thử bom nhiệt hạch (hay còn gọi là bom H) có sức công phá mạnh hơn nhiều bom hạt nhân (bom A).
Tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ngày 12/6 vừa qua, lãnh đạo hai bên đã nhất trí hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn" Bán đảo Triều Tiên, tuy nhiên từ đó tới nay chưa có tiến bộ nào đạt được trong việc thực thi thỏa thuận.
Trong dự thảo luật chi tiêu quốc phòng trước đó, Quốc hội Mỹ giao cho MDA tiến hành một cuộc thử nghiệm đánh chặn bằng cách dùng tên lửa SM-3 IIA chống lại một ICBM từ nay tới năm 2020.
Tháng 5/2017, MDA đã tiến hành vụ thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên của Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung mặt đất chống lại một ICBM giả định và đã đánh chặn thành công./.
>>>Mỹ: Còn quá sớm để tuyên bố kết thúc Chiến tranh liên Triều
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trừng phạt Iran gây ra nguy cơ đối đầu trong khu vực
05:30' - 14/08/2018
Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và khôi phục biện pháp trừng phạt chống Iran là "một trong những sai lầm lớn nhất về chính sách đối ngoại của Washington kể từ sau cuộc chiến tại Iraq".
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều mặt hàng của Mỹ đang dần mất chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc
21:19' - 13/08/2018
Nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Mỹ sang Trung Quốc, như máy bay của Boeing và ô tô do Mỹ sản xuất, đang bị đe dọa khi mất thị trường Trung Quốc.
-
Xe & Công nghệ
Bánh Trung Thu Việt xuất ngoại sang thị trường Mỹ
17:13' - 13/08/2018
Bánh Trung thu của Mondelez Kinh Đô hiện đã có mặt tại thị trường Mỹ và sẵn sàng phục vụ hàng triệu người Việt Nam cũng như châu Á trong dịp Tết Trung thu năm 2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.