Tổng thống Putin và những nỗ lực gây dấu ấn cho nước Nga (Phấn 1)
Mong muốn này được thể hiện không chỉ trong cách thức ông Putin bổ nhiệm chính phủ mới mà còn trong các chính sách đối ngoại, nổi bất nhất là việc đăng cai tổ chức Giải bóng đá vô địch thế giới World Cup 2018.
Trong khi bài diễn văn nhậm chức và các nghị định ban đầu của ông Putin đã nêu ra các mục tiêu cụ thể, thành phần chính phủ mới và các tuyên bố ban đầu của các bộ trưởng mới của ông tiết lộ cách thức Tổng thống Nga dự định đạt được các mục tiêu này.Cụ thể, trong diễn văn nhậm chức vào ngày 7/5, Tổng thống Putin giải thích rằng chỉ một "xã hội tự do mở cửa với tất cả tiến bộ mới và vượt trội”, trong khi bác bỏ bất công, sự ngu dốt, chủ nghĩa bảo thủ, nạn quan liêu hành chính mới có khả năng đạt được những đột phá này.Trong nghị định “Về các mục tiêu quốc gia và mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của Liên bang Nga đến năm 2025” mà ông ký vào ngày 7/5, ông Putin thúc giục chính phủ làm mọi điều có thể "để đạt được sự phát triển đột phá trong khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội".Ông Putin cho biết điều này sẽ thúc đẩy gia tăng dân số tự nhiên, đảm bảo tăng trưởng thu nhập thực tế một cách, tốc độ tăng lương hưu vượt qua tỷ lệ lạm phát, giảm một nửa tỷ lệ đói nghèo, cải thiện điều kiện sống cho ít nhất 5 triệu gia đình mỗi năm.Bên cạnh đó, các mục tiêu còn bao gồm việc đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ của đất nước, đưa các công nghệ kỹ thuật số vào lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của thế giới cùng với sự ổn định kinh tế và tỷ lệ lạm phát ở mức 4% hoặc thấp hơn, và sử dụng các công nghệ hiện đại và nhân sự có trình độ cao để tạo ra sản phẩm định hướng xuất khẩu hiệu suất cao trong các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế.Nhiều mục tiêu trong số này có vẻ khá mơ hồ, tuy nhiên, các chương trình nghị sự nhìn chung rõ ràng kêu gọi vốn đầu tư rất lớn. Những nguồn vốn đó sẽ đến từ đâu và được chi cho lĩnh vực nào? Một số chương trình phát triển, được đề xuất bởi nhiều nhóm nhà kinh tế khác nhau với sự ủng hộ của các chính trị gia có ảnh hưởng, đã giải quyết những câu hỏi này ngay cả trước cuộc bầu cử tổng thống.Và do kết quả của cuộc bầu cử là một điều quá rõ ràng, cuộc chiến thực sự không liên quan tới việc ai sẽ là tổng thống kế tiếp, mà là chương trình phát triển kinh tế nào cho 6 năm tới sẽ được lựa chọn.Người lãnh đạo chương trình đó sẽ là Thủ tướng tiếp theo. Có ý kiến cho rằng khi Dmitry Medvedev tiếp tục giữ chức Thủ tướng, ông sẽ tiếp tục chính sách đảm bảo ổn định kinh tế với nhiều biện pháp trước đây mà không thực hiện bất kỳ cải cách cốt yếu nào.Một đường lối như vậy hầu như khớp với triết lý bảo thủ của ông Putin, người tin rằng tình hình tại Nga đang rất tốt và đất nước chỉ cần một giai đoạn dài ổn định mà không có biến động hay thăng trầm quá mức.Tuy nhiên gần đây, người ta lại có ấn tượng rằng những khó khăn kinh tế đã thuyết phục tổng thống về sự cần thiết phải tiến hành loại hình cải cách nào đó. Điều này dường như đặc biệt rõ ràng khi ông Putin dành sự chú ý cho cựu Phó thủ tướng và là Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin.Vào năm 2016, sau khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng Trung tâm nghiên cứu chiến lược có nhiều ảnh hưởng - cơ quan đã phát triển chương trình kinh tế của đất nước trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Putin, ông Kudrin bắt đầu tích cực đề xuất cải cách.
Ông Kudrin là một người ủng hộ các cải cách "tự do" mà Yegor Gaidar, nhà lãnh đạo chính phủ trên thực tế khi đó, xây dựng và thực hiện dưới thời Tổng thống Boris Yeltsin, và hiện nay ông ủng hộ một phiên bản mới của cách tiếp cận đó. Về cơ bản, ông đề xuất theo đuổi chính sách tiền tệ chặt chẽ nhằm khuyến khích tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, ông cũng kết hợp các bài học rút ra từ những thất bại trong những năm 1990. Ông tăng cường cho chương trình của cựu Thủ tướng Gaidar bằng đầu tư gia tăng cho giáo dục và khoa học, và các thể chế hiệu quả cho một nhà nước được điều hành bởi pháp trị - bao gồm một tòa án độc lập. Ông Kudrin đề xuất tài trợ cho những mục tiêu đó bằng cách tăng cả thuế thu nhập và tuổi nghỉ hưu.Cố vấn của tổng thống về hội nhập kinh tế khu vực Sergey Glazyev đã phản đối cách tiếp cận đó với chương trình kinh tế theo chủ nghĩa biệt lập của riêng mình. Ông Glazyev từng giữ chức Bộ trưởng Quan hệ kinh tế đối ngoại trong chính phủ của cựu Thủ tướng Gaidar nhưng sau đó, chính ông đã lên án triết lý "tự do" nói trên.Ông đã đề xuất chấm dứt sự phụ thuộc của Nga vào thị trường nước ngoài và đồng USD bằng cách thúc đẩy khả năng chuyển đổi một phần của đồng ruble trên thị trường, cấm chuyển vốn tự do ra nước ngoài để ngăn chặn tình trạng thoái vốn, và đạt được một bước đột phá trong huy động vốn tại quê nhà.Bên cạnh đó, thanh tra kinh doanh Boris Titov và Trợ lý của tổng thống về kinh tế Andrey Belousov đã đưa ra một chương trình thú vị và khác biệt theo thuyết Keynes, trong đó kêu gọi kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực riêng lẻ có mức độ đổi mới cao và thúc đẩy kinh doanh thông qua giảm thuế và loại bỏ nhiều rào cản quan liêu khác, trong khi cho phép một mức độ lạm phát nhất định.Thành phần của chính phủ mới chỉ ra rằng ông Putin đã chọn một con đường nằm giữa đường lối cũ của Medvedev và các đề xuất của Kudrin. Ông có thể đã thấy rằng các kế hoạch của Glazyev và Titov là quá cấp tiến. Và cho dù ông Medvedev vẫn giữ chức Thủ tướng, những người liên kết với ông Kudrin chiếm một phần đáng kể trong nội các mới.Anton Siluanov, cựu Thứ trưởng Tài chính dưới thời ông Kudrin, giữ chức Phó thủ tướng thứ nhất duy nhất trong nội các. Một cựu cấp phó khác của ông Kudrin, Tatiana Golikova, giữ chức Phó thủ tướng về chính sách xã hội. Bà rõ ràng sẽ làm việc để thực hiện kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu của ông Kudrin.Điều thú vị là ông Putin trước đó đã tuyên bố công khai rằng ông sẽ không cho phép tăng tuổi nghỉ hưu - một động thái nhiều khả năng châm ngòi cho sự bất mãn lan rộng - nhưng sau đó ông lại làm dịu lập trường và cuối cùng về cơ bản ủng hộ ý tưởng này, điều tương đương với một nhượng bộ đáng kể trước ông Kudrin.Quyết định của ông Putin để ông Medvedev tiếp tục làm Thủ tướng dường như có liên quan tới một thỏa thuận rộng hơn giữa hai người. Ông Putin không thể bổ nhiệm ông Kudrin làm Phó thủ tướng với việc ông Medvedev giữ chức Thủ tướng do mối quan hệ căng thẳng giữa hai nhân vật này.Vì vậy, Tổng thống Nga đã lấp đầy chính phủ với những người ủng hộ ông Kudrin, trong khi đề xuất để ông Kudrin giữ chức Tổng kiểm toán nhà nước, do đó cho phép ông giám sát các khoản chi tiêu và nhờ thế kiểm soát công việc của ông Medvedev ở phạm vi nhất định.Mặt khác, các bộ trưởng trong chính phủ mới đã xây dựng các kế hoạch giải quyết những vấn đề của đất nước với phần thiệt thòi dường như thuộc về người dân Nga. Họ đề nghị tăng không chỉ tuổi nghỉ hưu, mà còn cả thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang vật lộn để tồn tại và đưa ra nhiều khoản vay khác nhau trong nước, theo Bộ trưởng sinh thái học và tài nguyên thiên nhiên mới Dmitry Kobylkin. Cánh Kudrin có thể sẽ ủng hộ chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, trong khi nhóm Medvedev sẽ cố gắng làm dịu một đường lối như vậy để tránh sự bất mãn của dân chúng. Một chính sách như vậy rất có thể sẽ không dẫn tới tăng trưởng kinh tế, mà lại gây ra sự đình trệ, đồng thời chỉ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho các công ty lớn có đặc quyền thực hiện các dự án của nhà nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao Mỹ-Nga không thể phớt lờ vấn đề Trung Đông?
05:30' - 30/07/2018
Bất chấp dư luận đa phần cho rằng Trung Đông là vấn đề mà Mỹ và Nga cùng quan tâm, hồ sơ Syria và Iran dường như không được nhiều ưu tiên trong cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Trump-Putin.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng thăm Nga
07:21' - 28/07/2018
Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo đã gửi lời mời, Nhà Trắng ngày 27/7 cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng thăm Moskva một khi ông nhận được lời mời chính thức.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Nga – Mỹ và phương Tây: Gió có đảo chiều? (Phần 2)
06:30' - 28/07/2018
Tờ New York Times nhận định khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngồi xuống với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc gặp thượng đỉnh mà ông Putin mong muốn từ lâu.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Nga – Mỹ và phương Tây: Gió có đảo chiều? (Phần 1)
05:30' - 28/07/2018
Thượng đỉnh Nga-Mỹ tại Helsinki đã khép lại một tuần công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây là một tuần “sóng gió” cho các lãnh đạo châu Âu, nhưng lại là “thắng lợi” cho Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.