Tổng thống Vladimir Putin: Nga sẽ không châm ngòi chiến tranh hạt nhân
Theo hãng tin Nga RT ngày 7/3, trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống Putin nêu rõ Moskva sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp nước này trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công hạt nhân. Khi đó, Nga hoàn toàn "có lý do chính đáng để đáp trả".
Nhà lãnh đạo Điện Kremlin thừa nhận việc để nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ là một thảm họa của nhân loại và cho toàn thế giới. Tuy nhiên, là một công dân và là người đứng đầu nhà nước Nga, Tổng thống Putin tuyên bố ông có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Ông khẳng định sự tồn vong của đất nước là điều quan trọng nhất đối với ông.
Cuộc phỏng vấn trên nằm trong bộ phim tư liệu do nhà báo Vladimir Solovyev sản xuất, tổng hợp từ nhiều cuộc phỏng vấn riêng với Tổng thống Nga. Bộ phim tập trung khai thác quan điểm của Chính phủ Nga về vị thế của nước này trong thế giới đương đại.
Trước đó, ngày 1/3, trong bản Thông điệp liên bang trình bày trước Quốc hội Nga, Tổng thống Putin thông báo nước Nga đã và đang tăng cường tiềm lực quân sự và phát triển nhiều loại vũ khí mới. Nhiều loại vũ khí mới được ông nhắc tới có các tính năng kỹ thuật cho phép chúng có thể xuyên thủng hoặc vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Tên lửa hành trình sử dụng năng lượng hạt nhân có lẽ là loại vũ khí thu hút sự chú ý nhất. Tổng thống Putin miêu tả đây là loại “tên lửa hành trình khó theo dõi dù bay ở tầm thấp, được trang bị đầu đạn hạt nhân, có khả năng bay không giới hạn và theo các lộ trình khó xác định… là mục tiêu mà các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không không dễ bắn hạ”.
Hệ thống đẩy sử dụng năng lượng hạt nhân giúp loại vũ khí này có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không nhờ việc tăng tầm bắn và khả năng điều hướng.
Tầm bắn được cải thiện giúp các loại tên lửa này có thể đi theo những hành trình mà các hệ thống radar phòng không không giám sát được, đồng thời khả năng điều hướng cũng giúp giảm thiểu việc các tên lửa bị đánh chặn.
Một loại vũ khí siêu vượt âm (HGV) mới có tên Avangard với phần đầu là tên lửa đạn đạo cũng gây chú ý không kém. Sau khi bay vào không gian, đầu đạn siêu vượt âm tách ra và quay trở lại quỹ đạo, nhưng không đi theo đường đạn mà “trượt” tới mục tiêu và có thể hay đổi hướng bay.
Điều này cho phép đầu đạn tránh được tầm phủ sóng của rađa và hệ thống đánh chặn. Trung Quốc cũng đang phát triển các HGV để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Đông Á.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-28 “Sarmat” không phải là loại vũ khí mới, song cũng được Tổng thống Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu với khả năng xuyên thủng “hàng phòng vệ” của Mỹ. Ông nhấn mạnh loại tên lửa này không bị giới hạn bởi tầm bắn và thậm chí còn có thể mang theo nhiều đầu đạn.
Các nước phương Tây sau đó đã cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của luật pháp quốc tế về kiểm soát giải trừ quân bị. Trong khi đó, Moskva khẳng định quyết sách của mình nhằm đảm bảo duy trì cân bằng hạt nhân trên thế giới, một điều cần thiết vì hòa bình và ổn định trên toàn thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tiêu điểm trong ngày: "Cú hích" cho vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
19:56' - 06/03/2018
Chuyến thăm của phái đoàn các đặc phái viên Tổng thống Hàn Quốc tới Bình Nhưỡng đã đạt kết quả "đột phá" với việc hai bên ấn định thời gian tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba.
-
Kinh tế Thế giới
Moskva: Triều Tiên không phải đối tượng được Nga bảo vệ trước cuộc tấn công hạt nhân
19:42' - 05/03/2018
Phó Chủ tịch Thượng viện Nga Umakhanov đã chỉ ra rằng Moskva chưa từng ký kết bất cứ hiệp ước quốc tế nào với Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đã thử nghiệm tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu hạt nhân mới
18:13' - 01/03/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga đã thử nghiệm tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu hạt nhân mới vào cuối năm 2017 và tên lửa này có thể vươn tới mọi địa điểm trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21'
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.