TP. HCM ban hành kế hoạch thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất với các doanh nghiệp
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cũng như đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, UBND Tp. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch về thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh.
Theo đó, UBND Tp.Hồ Chí Minh yêu cầu các doanh nghiệp hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh được bố trí phương án vừa cách ly, vừa sản xuất tại doanh nghiệp trong thời điểm nâng cao việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Về phương án bố trí làm việc, nơi ở tập trung (nơi lưu trú tập trung hoặc nơi lưu trú dã chiến tại doanh nghiệp) tại doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu của phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường…
Trong số đó, địa điểm bố trí nơi ở tập trung phải đáp ứng các tiêu chí cần thiết cho hoạt động phòng chống dịch, tạo điêu kiện thuận lợi cho người lao động sinh hoạt tại doanh nghiệp; có quy định (nội quy) nhằm hướng dẫn, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự, an toàn sản xuất của doanh nghiệp.
Đồng thời, có sự đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động khi thực hiện phương án. Người lao động tạm trú tập trung tại nơi ở tập trung phải được xét nghiệm và có kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2 trước khi thực hiện tạm trú tại nơi ở tập trung.
Mặt khác, doanh nghiệp đã ký bản cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch COVID-19; đã thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, đảm bảo phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 5/6/2021 của Bộ Y tế.
UBND Tp.Hồ Chí Minh cũng lưu ý trước khi thực hiện phương án bố trí nơi ở tập trung tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Quản lý sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan gồm cơ quan y tế, công an, UBND thành phố Thủ Đức, quận, huyện tiến hành kiểm tra, xem xét các điều kiện thực tế và có văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp được bố trí tạm trú tập trung tại doanh nghiệp.
Về điều kiện, tiêu chuẩn của nơi ở tập trung tại doanh nghiệp phải kiểm soát được các lối ra vào; thuận tiện cho việc đưa đón người lao động; có biển báo khu vực lưu trú tập trung - không phận sự miễn vào; điểm khai báo y tế; điểm kiểm dịch tại cổng ra vào; điểm, khu vực cung ứng lương thực, thực phẩm, đồ dùng thiết yếu; điểm khử khuẩn phương tiện, hàng hóa và nơi rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay; hệ thống camera giám sát tại cổng, lối ra vào, khu vực công cộng trong nơi lưu trú, kết nối với hệ thống thông tin của cấp xã, huyện để phối hợp giám sát.
Đối với nhà trọ phải đảm bảo thông thoáng, diện tích phòng trọ không nhỏ hơn 5m2/người; có điểm rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí sử dụng chung trong nhà trọ, khu trọ; tốt nhất có công trình vệ sinh khép kín ở mỗi phòng, nếu sử dụng nhà vệ sinh chung thì không quá 12 người/1 nhà vệ sinh…
Đối với nơi ở dã chiến phải tách biệt khỏi các khu vực sản xuất, khu vực nguy hiểm, việc bố trí mặt bằng nơi tạm trú phải có rào chắn xung quanh và phải được đảm bảo ở đầu hướng gió.
Việc ra vào nơi ở dã chiến phải được kiểm soát chặt chẽ về tạm trú và y tế; đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người lao động; đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy…
Từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đến nay, tại Tp.Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 1.000 ca nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng; trong đó có nhiều trường hợp là công nhân, người lao động làm trong các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố.
Mặt khác, Tp. Hồ Chí Minh hiện có tới với 17 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao, trong đó có 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động với hơn 280.000 công nhân và gần 3.000 chuyên gia nước ngoài; số công nhân trong khu công nghệ cao là hơn 45.000 người. Ngoài ra, số công nhân tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Pouyuen Việt Nam lên tới hơn 65.000 người./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bí thư Thành ủy TPHCM: Quyết tâm tuần tới khống chế được dịch bệnh
17:19' - 19/06/2021
Bí thư Nguyễn Văn Nên: Chúng ta chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn để duy trì lợi ích lâu dài, quyết tâm sau một tuần tới, thành phố có thể khống chế được dịch bệnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. HCM cần chuẩn bị kịch bản cho tình huống có 5.000 ca mắc COVID-19
21:52' - 16/06/2021
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Tp Hồ Chí Minh đã có hơn 1.000 ca mắc trong cộng đồng, đây cũng là thời điểm Thành phố cần chuẩn bị kịch bản cho tình huống có 5.000 ca mắc để lên kế hoạch ứng phó.
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM: Phong tỏa 6 xí nghiệp, nhà máy, xưởng may
21:24' - 16/06/2021
Ngày 16/6, Công đoàn các Khu chế xuất, Khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh xác nhận 2 trường hợp nhiễm dịch COVID-19 tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Trung Sơn thuộc Khu công nghiệp Tân Tạo (quận Bình Tân).
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16'
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28'
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20'
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26'
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.