Tp. Hồ Chí Minh chính thức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển từ 1/4
Sau 2 lần trì hoãn, Tp. Hồ Chí Minh sẽ chính thức triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Thành phố (phí hạ tầng cảng biển) từ ngày 1/4/2022.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa Tp. Hồ Chí Minh cho biết tại buổi họp báo thông tin thu phí hạ tầng cảng biển do Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 25/3.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, việc triển khai thu phí hạ tầng cảng biển nhằm thực hiện Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của HĐND Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 1, Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND Thành phố ban hành mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Đối tượng áp dụng bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện cung cấp dịch vụ, nhiệm vụ thu phí và các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Tp. Hồ Chí Minh. Mức phí sử dụng hạ tầng cảng biển được HĐND Thành phố khóa X ban hành tại Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020. Cụ thể, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/container 40 feet và 2,2 triệu đồng/container 20 feet. Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài Tp. Hồ Chí Minh, sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/container đối với container 20feet; 1 triệu đồng/cont đối với container 40feet và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container. Trong khi đó, với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai tại Tp. Hồ Chí Minh áp dụng mức thu là 250.000 đồng/container 20feet; 500.000 đồng/container 40 feet và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container. Tp. Hồ Chí Minh sẽ miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. Về hình thức thu phí, ông Vương Tuấn Nam, Phó Trưởng phòng Phòng Công nghệ thông tin, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh cho biết, việc nộp phí hạ tầng cảng biển không sử dụng tiền mặt. Các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí sử dụng các hạ tầng giao dịch điện tử liên ngân hàng để nộp phí cho cơ quan thu phí thông qua hệ thống 24/7 của ngân hàng thương mại.Hệ thống kê khai hải quan và kê khai nộp phí hạ tầng cảng biển có sự chia sẻ dữ liệu thông tin mà doanh nghiệp cung cấp nhưng hoạt động tách biệt nhau. Do đó, hoạt động thu phí không làm ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa của doanh nghiệp.
Trước các câu hỏi xoay quanh vấn đề sử dụng số tiền thu phí hạ tầng cảng biển, ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải Tp. Hồ Chí Minh cho hay, tiền thu từ doanh nghiệp sẽ được bổ sung cho nguồn vốn đầu tư nâng cấp các tuyến đường dẫn vào cảng Cát Lái như đường Nguyễn Thị Định, Võ Chí Công, Nguyễn Duy Trinh…Theo tính toán của Sở Giao thông Vận tải, nếu thu đầy đủ đến năm 2025 thì tổng số thu tù phí hạ tầng cảng biển là khoảng 16.000 tỷ đồng, chiếm 17% tổng vốn dự kiến đầu tư cho các dự án nâng cấp hạ tầng khu vực cảng biển (93.000 tỷ đồng)
Theo ông Bùi Hòa An, các tuyến đường dẫn vào cảng và hạ tầng khu vực cảng biển được nâng cấp sẽ giải quyết tình trạng kẹt xe ra vào cảng, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa từ đó giảm chi phí vận chuyển, chi phí phát sinh khác cho doanh nghiệp.Nói cách khác, việc thu phí hạ tầng cảng biển là để cải thiện chất lượng các dịch vụ liên quan và doanh nghiệp là đối tượng được hưởng lợi trực tiếp, lâu dài.
Trước đó, Tp. Hồ Chí Minh đã có kế hoạch thu phí cảng biển kể từ 01/7/2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên kế hoạch thu phí lùi đến 01/10/2021 và sau đó lùi đến 01/4/2022.Việc lùi thời điểm thu phí với số tiền 2.205 tỷ đồng tiền phí dự thu được coi như một khoản hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vượt "bão" COVID-19.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan sớm tiếp cận với hệ thông thu phí trước khi vận hành hệ thống thu phí chính thức, từ ngày 16/2/2022 đến hết ngày 15/3/2022, UBND Tp. Hồ Chí minh đã giao Cảng vụ Đường thủy nội địa Thành phố, phối hợp Cục Hải quan Thành phố, các doanh nghiệp cảng biển khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí cảng biển trên môi trường thật - không thu phí./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tắc nghẽn tại các cảng biển Trung Quốc đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu
07:03' - 17/03/2022
Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển của Trung Quốc trong bối cảnh dịch COVID-19 nóng lên tại các trung tâm sản xuất xuất khẩu có nguy cơ gây ra một loạt cú sốc đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Thu phí hạ tầng cảng biển - Bài 2: Phục vụ tái đầu tư hạ tầng khu vực cảng biển
21:02' - 03/03/2022
Sau 2 tuần thử nghiệm, hệ thống thu phí hạ tầng cảng biển tại Tp. Hồ Chí Minh đã nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Thu phí hạ tầng cảng biển - Bài 1: Doanh nghiệp vẫn muốn lùi thời gian thu phí
21:01' - 03/03/2022
Sau hai lần lùi thu phí hạ tầng cảng biển tại TP Hồ Chí Minh, hiện một số hiệp hội doanh nghiệp đang tiếp tục kiến nghị lùi thời gian thực hiện.
-
Doanh nghiệp
Cảng biển Hải Phòng hướng tới mục tiêu đón 100 triệu tấn hàng
07:42' - 02/03/2022
Lượng hàng qua cảng khu vực Hải Phòng liên tục giữ tăng trưởng cao. Sự phát triển này có đóng góp không nhỏ của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng – thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – VIMC.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.