Tp Hồ Chí Minh chưa hoàn thành chi hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh chưa hoàn thành việc chi hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 do thiếu nguồn kinh phí. Đây là thông tin được đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo với Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố tại buổi giám sát 3 đơn vị (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố) về việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, ngày 21/12.
Báo cáo với Đoàn Đại biểu Quốc hội, bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2020, đơn vị giải quyết chi hỗ trợ cho 562.000 đối tượng với số tiền 615,5 tỷ đồng.
Từ năm 2021 đến tháng 11/2022, thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cho 3.883.894 đối tượng với số tiền 4.277 tỷ đồng.
Cùng với đó, tính đến ngày 2/11, đơn vị đã giải quyết hỗ trợ cho 9.912.965 đối tượng với số tiền hơn 11.330 tỷ đồng theo chính sách hỗ trợ của riêng Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021 và năm 2022, Thành phố Hồ Chí Minh huy động 21,5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để chăm lo cho nhóm trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, đơn vị huy động nguồn lực hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ mồ côi do dịch COVID-19 là 106,3 tỷ đồng dịp Tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi, Tết Nguyên đán… Dự kiến cuối tháng 12/2022, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục trao sổ tiết kiệm, kinh phí hỗ trợ cho trẻ mồ côi do dịch COVID-19 với tổng kinh phí 2,2 tỷ đồng.
Nhận định tình hình, bà Huỳnh Lê Như Trang cho rằng, mặc dù chương trình hỗ trợ của Chính phủ cũng như của thành phố đã được các sở, ngành và quận, huyện triển khai kịp thời, bám sát thực tiễn, góp phần an dân, đảm bảo an sinh, trật tự an toàn xã hội nhưng do dịch bệnh chuyển biến nhanh, thời gian giãn cách xã hội kéo dài, đối tượng chăm lo ngày càng mở rộng khiến các sở, ngành, quận, huyện gặp nhiều khó khăn trong việc rà soát, chi hỗ trợ. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nguồn kinh phí thực hiện chi hỗ trợ. Tính đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh chưa hoàn tất việc chi trả cho đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ do một số địa phương thiếu kinh phí. Đơn cử, việc triển khai Nghị quyết 97/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về chính sách hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.Đến nay, thành phố chi hỗ trợ cho 6.618.823/7.367.865 người, mới chỉ đạt 88,48%, với số tiền tương ứng 6.518,8 tỷ đồng. Còn lại 849.042 người với số tiền tương ứng 849 tỷ đồng chưa thể chi hỗ trợ do thiếu kinh phí. Trong đó, huyện Củ Chi còn 23,55% chưa được chi hỗ trợ, quận Bình Tân còn 36,97% và huyện Bình Chánh còn 59,12%.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, việc chậm chi hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 khiến mục tiêu ban đầu của chính sách không đạt hiệu quả. “Trong quá trình tiếp xúc với cử tri tại các địa phương, chúng tôi nhận nhiều phản ánh về việc đến nay họ vẫn chưa nhận được hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ và thành phố. Chúng tôi rất bất ngờ khi đến tận hôm nay vẫn có người dân chưa nhận được hỗ trợ”, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ.Do đó, bà Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương phối hợp chặt chẽ với sở, ngành, địa phương, nhất là Sở Tài chính, kiến nghị UBND thành phố cấp kinh phí, kịp thời hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Cũng tại buổi giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nỗ lực của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội thành phố kịp thời báo cáo Chính phủ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ. Đồng thời đề xuất biện pháp tháo gỡ kịp thời, phù hợp tình hình thực tế.Nhờ đó, các chính sách được triển khai nhanh chóng, đồng bộ theo chủ trương chung. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn, kịp thời triển khai hỗ trợ, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của doanh nghiệp.
Theo kế hoạch, trong tháng 12/2022, tháng 1/2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại 4 quận huyện, 10 sở, ngành và UBND thành phố./.- Từ khóa :
- tp hồ chí minh
- covid-19
- hỗ trợ người dân
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang khẩn trương hoàn thành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án
15:10' - 19/12/2022
UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị, chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát việc thực hiện kết luận chuyên đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án.
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó các biện pháp phòng vệ thương mại
15:31' - 16/12/2022
Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp xử lý hiệu quả nhiều vụ việc giúp nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Khắc phục hậu quả bão số 3: Hà Nội chủ động xử lý các điểm đê xung yếu, sạt lở đất
16:19'
Hiện các trạm bơm tiêu đang vận hành linh hoạt để kiểm soát mực nước trong kênh, đồng thời lực lượng xung kích ứng trực thường xuyên tại các điểm dễ úng ngập.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghệ An: Lũ vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị cô lập
15:07'
Nhiều bản làng ở các xã Nhôn Mai, Nga My, Tương Dương, Mường Xén bị chia cắt do sạt lở đường giao thông, nước ngập sâu bủa vây. Đỉnh điểm ngập lụt có nơi ngập sâu hơn 3m.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghệ An chuyển trọng tâm sang khắc phục hậu quả bão số 3
14:57'
Ngày 23/7, ông Lê Hồng Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trực tiếp đến địa bàn các xã miền Tây để kiểm tra, chỉ đạo việc ứng phó với mưa lũ do hoàn lưu bão số 3.
-
Kinh tế tổng hợp
Nguyên nhân nào khiến dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng?
14:42'
Dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng chủ yếu do tái phát các ổ dịch cũ, phát sinh ở loại hình chăn nuôi quy mô nhỏ tại các hộ gia đình có điều kiện chăn nuôi không đảm bảo an toàn sinh học...
-
Kinh tế tổng hợp
Thanh Hóa xuyên đêm khôi phục nước sinh hoạt trở lại cho người dân
13:24'
Công ty cổ phần Cấp nước Thanh Hóa cho biết, sau nhiều giờ làm việc khẩn trương (xuyên đêm), sự cố mất điện và ngập tại nhà máy nước Mật Sơn, phường Hạc Thành, Thanh Hóa đã được khắc phục.
-
Kinh tế tổng hợp
Hồ thủy điện Bản Vẽ cắt giảm lũ linh hoạt phù hợp cho vùng hạ du
13:23'
Để ứng phó với lũ, triều cường, thủy điện Bản Vẽ (tỉnh Nghệ An) sẽ điều tiết linh hoạt, và căn cứ vào lưu lượng nước về, nhằm đảm bảo cắt giảm lũ hiệu quả cho hạ lưu mà vẫn giữ an toàn công trình.
-
Kinh tế tổng hợp
Bộ Công Thương ra công điện ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên sông Cả
13:10'
Bộ Công Thương ban hành công điện về ứng phó khẩn cấp mưa lũ trên sông Cả tới Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; chủ sở hữu, đơn vị quản lý vận hành đập, hồ chứa thủy điện.
-
Kinh tế tổng hợp
Sập, tốc mái hàng trăm căn nhà sau dông lốc dữ dội ở Đồng Tháp
12:33'
Qua thống kê sơ bộ, cơn mưa lớn kèm dông lốc vào rạng sáng 23/7 tại xã Ba Sao đã làm sập 30 căn nhà, tốc mái 124 căn nhà cùng trại gà (rộng 200 m2); 2 trường học bị sập mái che và nhà xe giáo viên.
-
Kinh tế tổng hợp
Nghệ An khẩn cấp di dời dân vùng thủy điện Bản Vẽ
12:29'
Tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi thủy điện Bản Vẽ phải xả lũ khẩn cấp với lưu lượng quá lớn, nước lũ đã dâng rất nhanh. Lực lượng chức năng hỗ trợ người dân cấp tập chạy lũ trong đêm khuya.