Tp. Hồ Chí Minh công bố Chương trình bình ổn thị trường năm 2022
Theo đó, trong bối cảnh giá cả nguyên vật liệu toàn cầu biến động phức tạp, để đảm bảo khả năng bình ổn thị trường, đặc biệt các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã vận động thêm đa dạng nguồn lực xã hội tham gia chương trình, tăng sản lượng.
Cụ thể, nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu có 39 doanh nghiệp tham gia, tăng 4 doanh nghiệp so năm 2021.
Lượng hàng đăng ký tham gia nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tăng mạnh so năm 2021; trong đó, có thể kể đến một số mặt hàng như gạo tăng 27%, đường tăng 56%, dầu ăn tăng 101%, thịt gia cầm tăng 2%, trứng gia cầm tăng 6%, thực phẩm chế biến tăng 31%, gia vị tăng gấp 5 lần, lương thực khô (mì, bún, phở… khô) tăng gấp 8 lần.
Trong những tháng thường, lượng hàng bình ổn thị trường nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu chiếm từ 25-33% nhu cầu thị trường. Riêng giai đoạn ứng phó khẩn cấp phòng chống dịch COVID-19, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35-50% nhu cầu thị trường. Ở nhóm mặt hàng phục vụ mùa khai giảng có 11 doanh nghiệp tham gia, tăng 1 doanh nghiệp so năm 2021; lượng hàng cung ứng chiếm 35-50% nhu cầu thị trường. Nhóm mặt hàng sữa có 7 doanh nghiệp tham gia, tăng 4 doanh nghiệp; trong đó, có 3 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng sữa chiếm thị phần cao tại Việt Nam (Vinamilk, TH Truemilk, Nutifood). Đặc biệt, nhóm mặt hàng dược phẩm có 8 doanh nghiệp tham gia, với 19 nhóm thuốc, chủ yếu các loại dược phẩm dùng để điều trị bệnh thường gặp ở nhiều người, bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng...Ngoài ra, còn có nhóm mặt hàng phục vụ người dân phòng chống dịch COVID-19 có 4 doanh nghiệp với hai nhóm hàng là khẩu trang các loại (trừ khẩu trang chuyên dụng y tế) 7.543.524 cái/tháng và nước rửa tay sát khuẩn (nhiều quy cách) 23.672 lít/tháng.
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, chương trình bình ổn thị trường năm 2022-Tết Quý Mão 2023 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, có tổng số 69 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, với nhiều đơn vị quy mô lớn, thương hiệu mạnh, chiếm lĩnh thị phần cao.Một số đơn vị lớn lần đầu tham gia như Cholimex (gia vị), TH True Milk (sữa), MM Mega Market, Cental Retail (phân phối)… Đồng thời, nhiều đơn vị chủ lực về hoạt động phân phối là Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, Satra, MM Mega Market, Cental Retail, Aeon Citimart, GS25…
Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, điểm mới của chương trình năy nay là chia rõ nhóm đối tượng tham gia với hình thức, gồm: cung ứng hàng hóa, phân phối hàng hóa và hỗ trợ tín dụng. Qua đó, Tp. Hồ Chí Minh sẽ có chính sách hỗ trợ, yêu cầu nghĩa vụ cụ thể, sát thực tế đối với từng doanh nghiệp, nhóm mặt hàng... Điển hình, doanh nghiệp cung ứng tập trung đảm bảo về hoạt động sản xuất, ứng dụng công nghệ, đầu tư nhà xưởng, phát triển vùng nguyên liệu… Còn doanh nghiệp phân phối tập trung đảm bảo về mạng lưới điểm bán và tổ chức điểm bán hàng bình ổn thị trường; đầu tư phát triển hệ thống kho bãi, logistics… Về giải pháp thực hiện, chương trình tiếp tục triển khai sâu rộng những nội dung trọng tâm như kết nối cung-cầu, xây dựng chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, sơ chế tại nguồn đối với hàng nông sản thực phẩm, hỗ trợ, tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất theo tín hiệu, nhu cầu thị trường…Bên cạnh đó, trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, chương trình sẽ triển khai những kịch bản đảm bảo nguồn cung, lưu thông hàng hóa, tiết giảm chi phí trung gian, vận hành hiệu quả hoạt động hệ thống phân phối…
Báo cáo kết quả Chương trình Bình ổn thị trường năm 2021-Tết Nhâm Dần 2022 cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi tham gia chương trình; trong đó, cộng đồng doanh nghiệp chuẩn bị lượng hàng hóa tăng cao hơn kế hoạch thành phố giao, đảm bảo cung ứng thị trường trong điều kiện bình thường kể cả khi có biến động. Chương trình đã tiếp tục được triển khai hiệu quả; đặc biệt, trong thời gian cao điểm phòng chống dịch COVID-19 và dịp Tết Nguyên đán, đạt tổng doanh thu hàng bình ổn thị trường năm 2021-2022 đạt 17.381,8 tỷ đồng. Đồng thời, cũng phát huy vai trò điều tiết thị trường, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, phục vụ an sinh xã hội… của Tp. Hồ Chí Minh./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giá xăng dầu giảm, Quỹ bình ổn Petrolimex lại âm 470 tỷ đồng
15:40' - 21/03/2022
Tính đến 15h00 ngày 21/3, Quỹ bình ổn giá xăng dầu Petrolimex tiếp tục âm 470 tỷ đồng so với lần điều chỉnh giá trước đó (ngày 11/3).
-
Hàng hoá
Giá cả hàng hóa đua nhau tăng: Giải pháp nào để bình ổn thị trường?
16:22' - 16/03/2022
Theo các chuyên gia kinh tế, có hiện tượng “té nước theo mưa”, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát và bình ổn giá cả thị trường.
-
Thị trường
TP.HCM giữ giá hàng hoá bình ổn đến hết tháng 3/2022
22:10' - 14/03/2022
Nhiều doanh nghiệp cho biết đã nhận được đề xuất tăng giá của nhà cung cấp; tuy nhiên, tới nay gần như chưa có đề nghị nào được hệ thống phân phối hàng hoá của thành phố xem xét, điều chỉnh.
-
Bất động sản
Thu thuế bất động sản có chống được đầu cơ, giúp bình ổn thị trường?
15:00' - 14/03/2022
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, đề xuất đánh thuế tài sản với nhà ở mà Bộ Tài chính đang đưa ra để lấy ý kiến các bộ, ngành có nguy cơ xảy ra tình trạng thuế chồng thuế.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nguyên liệu công nghiệp đồng loạt giảm giá
10:26'
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/5, thị trường nguyên liệu công nghiệp chứng kiến sắc đỏ bao phủ 8 trên 9 mặt hàng trong nhóm.
-
Hàng hoá
OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu chịu sức ép
07:22'
Trong phiên giao dịch 22/5, giá dầu thế giới đi xuống khi các nhà đầu tư cân nhắc thông tin về việc các nhà sản xuất dầu mỏ đang thảo luận về khả năng tăng sản lượng vào tháng Bảy.
-
Hàng hoá
Phát hiện nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, nhái nhãn hiệu
21:54' - 22/05/2025
Ngày 22/5, lực lượng chức năng đã phát hiện, thu giữ trên 9.000 sản phẩm là kẹo dẻo, nước xịt miệng hương vị trái cây không có hóa đơn, chứng từ, không có thông tin về nguồn gốc, xuất xứ.
-
Hàng hoá
Hà Nội thu giữ hàng nghìn ắc quy không rõ nguồn gốc
19:16' - 22/05/2025
Ước tính tổng trị giá lô hàng vi phạm bị phát hiện và tạm giữ lên tới gần 1,8 tỷ đồng.
-
Hàng hoá
Các nhà cung cấp trái cây tươi quốc tế thay đổi chiến lược kinh doanh ở Trung Quốc
18:11' - 22/05/2025
Để đảm bảo chất lượng và sự sẵn có liên tục, Zespri đã xây dựng một hệ sinh thái phân phối và thương mại điện tử mạnh mẽ.
-
Hàng hoá
Kết nối tiêu thụ vải lai chín sớm, vải trứng Hưng Yên
17:51' - 22/05/2025
Ông Vũ Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cừ cho biết, niên vụ 2025, vải lai chín sớm Phù Cừ dự kiến cho thu hoạch rộ từ ngày 30/5 và cho thu hoạch rộ trong khoảng từ ngày 7-10/6.
-
Hàng hoá
Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt quản lý kinh doanh thuốc lá
17:35' - 22/05/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực thuốc lá.
-
Hàng hoá
Đà Nẵng kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng giả
16:19' - 22/05/2025
Các tổ công tác Chi cục Quản lý thị trường Đà Nẵng tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm phiên thứ ba liên tiếp
15:02' - 22/05/2025
Giá dầu châu Á tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày 22/5, đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp, khi lượng dự trữ dầu thô và nhiên liệu tại Mỹ bất ngờ tăng