Tp. Hồ Chí Minh đảm bảo nguồn hàng Tết, sẽ không can thiệp giá
Đồng thời đánh giá tình hình cung – cầu, giá cả một số mặt hàng lương thực, thực phẩm của thành phố. Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã báo cáo về kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn thành phố; trong đó, nguồn cung thịt lợn bình ổn thị trường trên địa bàn đảm bảo đạt 4.091 tấn/tháng thường và 5.148 tấn/tháng Tết, chiếm 21 % thị phần.
Cụ thể, các hệ thống phân phối như Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đạt 1.950 tấn/tháng; Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn 250 tấn/tháng; Công ty cổ phần Việt nam kỹ nghệ sức sản Vissan 1.435 tấn/tháng; hệ thống siêu thị Big C 43 tấn/tháng. Một số Công ty C.P Việt Nam đạt 600 tấn/tháng; Công ty TNHH chế biến thực phẩm Anh Hoàng Thy 120 tấn/tháng; Công ty TNHH San Hà 750 tấn/tháng… Theo các doanh nghiệp trên địa bàn, từ tháng 9/2020 đến nay, giá thịt lợn biến động, khó kiểm soát và đây là mặt hàng đáng ngại nhất đối với thị trường Tết Canh Tý năm 2019. Cùng với những giải pháp của Bộ, ngành, doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã và đang chủ động tham gia bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, trong đó có mặt hàng thịt lợn. Đại diện Công ty TTNHH San Hà cho biết, nhận thấy sản lượng khan hiếm và giá tăng, doanh nghiệp đã liên kết với một số đối tác để lên kế hoạch nhập khẩu thịt lợn. Bên cạnh cam kết cung ứng sản lượng thịt lợn tươi, San Hà còn cung ứng nguồn hàng thịt lợn đông lạnh, cấp đông và nguồn cung đa dạng ra thị trường. Tương tự, Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ sức sản Vissan cam kết thực hiện khuyến mãi từ 15 - 20% trong những ngày cận Tết Canh Tý năm 2020. Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, ngoài sản phẩm tươi sống sẽ tung ra thị trường dịp Tết một số sản phẩm chế biến như lạp xưởng…Vấn đề chuẩn bị nguồn hàng hóa kinh doanh dịp Tết Canh Tý năm 2020, các doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện từ tháng 10/2019 đến nay. Tuy nhiên, diễn biến mặt hàng thịt lợn đang được doanh nghiệp theo dõi để chủ động chuẩn bị nguồn hàng; đồng thời tăng dự trữ những mặt hàng thay thế thịt lợn và triển khai kích cầu tiêu dùng những mặt hàng thay thế bằng hoạt động khuyến mãi, giảm giá.
Theo ông Phạm Thành Kiên, Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, thành phố luôn nỗ lực không ngừng bám sát thị trường. Từ thời điểm này đến Tết Canh Tý năm 2020, công tác phục vụ cho thị trường sẽ được các sở, ngành và doanh nghiệp chuẩn bị cũng như đảm bảo mục tiêu thành phố giao. Tuy nhiên, Tp. Hồ Chí Minh đảm bảo nguồn cung hàng hóa, chứ không chủ trương can thiệp giá và tuân thủ quy luật cơ chế thị trường. Trong bối cảnh thị trường biến động, người tiêu dùng có xu hướng chuyển đổi thói quen sử dụng thịt lợn “đông lạnh” với giá cạnh tranh. Nếu có đột biến về giá, hệ thống phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh sẽ đảm bảo phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng, tránh hiện tượng “đầu cơ”, nhất là mặt hàng thịt lợn. Đại diện Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, các sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh không nên chủ quan về công tác quản lý giá, đặc biệt là mặt hàng thịt lợn. Nguồn cung không thiếu, nhưng giá tăng có thể do yếu tố tâm lý người tiêu dùng. Cụ thể, hàng hóa bán ở hệ thống siêu thị ổn định, nhưng ngoài chợ thì tiểu thương “té nước theo mưa” để tăng giá. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kế hoạch cung – cầu hàng hóa đến người tiêu dùng. Ngoài việc đánh giá cao công tác chuẩn bị kế hoạch cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Canh Tý năm 2020 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh cần đảm bảo mục tiêu cung ứng dồi dào và phong phú hàng Tết, không để tăng giá đột biến. Để đạt được mục tiêu này, các sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh nghiêm túc triển khai thực hiện giải pháp bình ổn thị trường những tháng cuối năm 2019 và Tết Canh Tý năm 2020. Mặc dù nguồn cung thịt lợn đảm bảo không thiếu và có phương án dự trữ, chế biến, nhập khẩu, nhưng không nên chủ quan đối với tình huống có thể thiếu hụt nguồn cung thịt lợn trong dịp Tết năm nay. Bởi dịp Tết là thời điểm người dân có nhu cầu tiêu dùng thịt lợn rất lớn, không chỉ cho bữa ăn hàng ngày mà còn phục vụ chế biến bánh chưng, bánh tét… Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động cung ứng nguồn cung dồi dào ra thị trường để tránh hiện tượng khan hàng cục bộ, găm hàng đợi giá cao… Các sở, ngành thành phố cân đối hài hòa lợi ích các bên, đảm bảo mục tiêu bình ổn thị trường, diễn biến cung cầu mặt hàng thịt lợn nói riêng và những mặt hàng thiết yếu nói chung. Ngoài ra, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường, nhất là những mặt hàng thường có sức mua tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán./. Xem thêm:Tin liên quan
-
Thị trường
Cung cầu hàng hóa thiết yếu cuối năm sẽ diễn biến thế nào?
14:25' - 08/11/2019
Thời điểm này đang trong giai đoạn chuyển mùa và chuẩn bị vào dịp cuối năm, thị trường hàng hóa sôi động với các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa Tết, khuyến mại với mặt hàng tiêu dùng, may mặc.
-
Kinh tế & Xã hội
Hiệu quả từ mô hình quản lý an toàn thực phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh
11:01' - 01/11/2019
Là mô hình thí điểm đầu tiên trong cả nước, nhưng chỉ trong 3 năm, Ban Quản lý an toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh đã đưa công tác kiểm soát an toàn thực phẩm của Tp. Hồ Chí Minh dần đi vào quỹ đạo.
-
Kinh tế & Xã hội
Triển khai kế hoạch cung ứng hàng hóa cuối năm
09:55' - 07/10/2019
Năm nay, do Tết Nguyên đán đến khá sớm và gần với Tết Dương lịch nên việc chuẩn bị hàng hóa Tết tại thời điểm này đã được các đơn vị và doanh nghiệp đã xây dựng và triển khai tương đối đầy đủ.
-
Chuyển động DN
Hà Nội dự trữ hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán
08:58' - 26/09/2019
Để chủ động nguồn hàng và đảm bảo giá cả trong dịp cuối năm, ngay từ tháng 9, 10, Sở Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp đã lên kế hoạch dự trữ hàng hóa để phục vụ dịp lễ, Tết.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
3.800 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp dược - sinh học đầu tiên tại Việt Nam
12:24'
Hiện tại, các thủ tục để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Dược - Sinh học tại huyện Quỳnh Phụ đang được tỉnh Thái Bình khẩn trương triển khai và đảm bảo tuân thủ các quy định.
-
Doanh nghiệp
Sản xuất các sản phẩm công nghiệp số trọng điểm của quốc gia
11:14'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
-
Doanh nghiệp
Các “gã khổng lồ” xuất bản hợp tác với công ty trí tuệ nhân tạo
09:13'
Các “gã khổng lồ” xuất bản và các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận nhằm bảo vệ bản quyền và đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của ngành công nghiệp AI.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.