Tp. Hồ Chí Minh tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Xác định vị thế hàng hóa xuất khẩu của Tp. Hồ Chí Minh trên thị trường thế giới để tìm ra định hướng, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới là nội dung chính được các đại biểu, chuyên gia thảo luận tại Hội nghị chuyên đề tình hình đầu tư và xuất khẩu trên địa bàn do UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 17/10.
* Dấu hiệu chững lạiÔng Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, hoạt động xuất khẩu liên tục tăng trưởng và là lĩnh vực kinh tế quan trọng đóng góp lớn cho sự phát triển chung của kinh tế thành phố. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu của thành phố ước đạt 38,1 tỷ USD, riêng 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 30,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cung kỳ năm 2018.
Dự kiến, cả năm 2019 những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch lớn là máy tính, linh kiện điện tử ước đạt 10 tỷ USD; dệt may 4,2 tỷ USD; giày dép 1,9 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ ước đạt 1,6 tỷ USD.
Ngoài ra, nhóm mặt hàng gạo, thủy - hải sản, hàng rau quả, phương tiện vận tải và các loại phụ tùng…, cũng có kim ngạch xuất khẩu trên 500 triệu USD/năm.
Tuy hoạt động xuất khẩu tiếp tục phát triển nhưng qua số liệu thống kê cho thấy đã có dấu hiệu chững lại. Tốc độ tăng trưởng trong gần 10 năm trở lại đây ở mức không cao, dưới 10%/năm; cơ cấu xuất khẩu chậm chuyển dịch và chịu sự tác động mạnh từ diễn biến kinh tế thế giới. Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh phân tích, mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Tp. Hồ Chí Minh đạt tiệm cận với mức tăng trưởng chung của cả nước và thế giới.Điều này cho thấy thành phố đã hội nhập sâu và tương thích với xu hướng chung. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ngày càng giảm. Từ chỗ chiếm trên 50% thì đến nay chỉ còn 16% do sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều địa phương khác như Bắc Ninh, Thái Nguyên…
Vấn đề của Tp. Hồ Chí Minh hiện nay là làm thế nào để nâng cao giá trị xuất khẩu và giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.
Trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Tp. Hồ Chí Minh thì tốc độ tăng trưởng của nhóm sản phẩm máy vi tính linh kiện điện tử, dệt may, da giày, máy móc thiết bị đều có dấu hiệu chững. Chỉ có gạo, thuỷ hải sản tăng trưởng khá, rau củ quả đạt tăng trưởng tốt. Về thị trường, Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường đóng góp kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc. Riêng khu vực EU, hàng hóa Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng chủ yếu đi qua hai cửa ngõ là Đức và Hà Lan với kim ngạch còn khá khiêm tốn.Điều đó chứng tỏ hoạt động xuất khẩu đang tập trung vào một nhóm thị trường truyền thống mà chưa khai thác được những thị trường mới nhiều tiềm năng.
Trong khi đó, Tiến sĩ Đinh Công Khải - Viện trưởng Viện Chính sách Công, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh nhận định, thành phố đang mất dần lợi thế cạnh tranh, khả năng đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường thấp.
Hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng và chạy theo thị trường nhưng thiếu định hướng chiến lược phát triển xuất khẩu theo lợi thế so sánh.
* Phát triển dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu Theo phân tích của các chuyên gia, Tp. Hồ Chí Minh có vai trò chiến lược để tổ chức hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu nhưng không phải là nơi tập trung vùng nguyên liệu hay sản xuất.Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả, Tp. Hồ Chí Minh cần chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình (phần mềm, sản phẩm nội dung số...); đồng thời, đẩy mạnh liên kết vùng, phối hợp sản xuất hàng xuất khẩu chuyển dịch đến các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế so sánh giữa thành phố và các tỉnh, thành phía Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa cho rằng, việc chuyển đổi cơ cấu xuất khẩu là tất yếu nhưng khó có thể thực hiện ngay. Vì vậy, thành phố cần cân đối hài hòa giữa mục tiêu nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm với giữ vững và tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và đảm bảo thu ngân sách.Cụ thể, trong ngắn hạn, Tp. Hồ Chí Minh vẫn phải tập trung phát triển nhóm sản phẩm truyền thống như máy vi tính, linh kiện điện tử, dệt may, da giày, nông lâm thuỷ hải sản để giữ vững kim ngạch xuất khẩu.
Cùng đó, tích cực thu hút đầu tư vào nhóm sản phẩm có công nghệ, hàm lượng giá trị gia tăng cao. Về lâu dài, thành phố cần phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như tài chính – ngân hàng, logistics, hoạt động xúc tiến thương mại và hướng tới xuất khẩu dịch vụ.
Tiến sĩ Đinh Thế Khải nhận xét, với lợi thế về vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng, nhân lực, Tp. Hồ Chí Minh phải định hướng chiến lược tham gia vào các công đoạn thượng nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu.Theo đó, thành phố cần chuẩn bị điều kiện để nâng cấp công nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành hàng xuất khẩu theo hướng chuyên môn hóa hoạt động xuất khẩu.
Để duy trì vai trò đầu tàu, dẫn dắt cho hoạt động xuất khẩu của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh phải hình thành được hệ sinh thái xuất khẩu với các dịch vụ nền như logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và xúc tiến thương mại.
Ông Phan Văn Chinh - Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, để phát huy những lợi thế sẵn có và khẳng định vai trò đầu tàu trong họat động xuất khẩu, Tp. Hồ Chí Minh cần xác định đúng sản phẩm trọng tâm, cụ thể là nhóm sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu. Mặt khác, phải đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại từ cấp quốc gia, thành phố đến quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh không chỉ xuất khẩu hàng hóa sản xuất trên địa bàn mà còn là cửa ngõ lưu thông hàng hóa của các tỉnh, thành khác ra khu vực và thế giới. Do đó, thành phố cần thiết lập mạng lưới liên kết chặt chẽ giữa các địa phương cũng như giữa doanh nghiệp với nhau để tạo sự cộng hưởng về hiệu quả sản xuất – xuất khẩu cho toàn vùng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nam Phi tạo sự gắn kết mở rộng thị trường xuất khẩu
13:23' - 16/10/2019
Kỳ họp lần thứ 4 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam –Nam Phi đã diễn ra sáng 16/10 tại Hà Nội nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
-
Hàng hoá
CNBC đánh giá cao sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê
17:05' - 15/10/2019
Hãng truyền thông CNBC của Mỹ mới đây đã có bài viết nêu bật sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê.
-
Thị trường
Cơ hội xuất khẩu sản phẩm chè, cà phê sang thị trường Trung Quốc
15:18' - 14/10/2019
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc tổ chức diễn đàn “Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc hợp tác sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê”.
-
Hàng hoá
Thêm 3 loại thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc
13:06' - 13/10/2019
Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có công hàm thông báo đồng ý bổ sung 3 loại thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm giải quyết tình trạng nứt nhà do thi công cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
11:46'
Liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng do rung chấn trong quá trình thi công đường đầu cầu Tuyến nối TL3 vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản trước những thách thức khó lường
11:14'
Sau nhiều tháng tăng trưởng tốt ở mức 2 con số, xuất khẩu thuỷ sản tháng 6/2025 đã chững lại, dự báo nhiều thách thức trong nửa cuối năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua
11:06'
Các luật, pháp lệnh đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.