TPP và những tác động tới Châu Âu và thế giới
Nhật báo kinh tế - tài chính hàng đầu Italy “Il Sole 24 Ore” có đăng nhận định việc 12 quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 5/10 đã đạt được sự đồng thuận cuối cùng có thể đem lại những lợi ích nhất định cho kinh tế châu Âu trên nhiều khía cạnh. Theo "Il Sole 24 Ore", với TPP và sắp tới là TTIP, bức tranh toàn cầu hóa đang được hoàn thiện, và có ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế EU, vốn chưa thoát được cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và nặng nề nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Hiệp định TPP, với Mỹ và 11 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương, được kỳ vọng sẽ tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh quá trình đàm phán cho TTIP, trên thực tế vẫn còn một số bế tắc, do EU và Mỹ còn bất đồng về một số vấn đề. Theo tính toán của Ủy ban châu Âu (EC), nếu TTIP được ký kết, tác động về tăng trưởng GDP đối với cả EU và Mỹ là rất lớn và có hiệu quả tức thì. EC ước tính rằng, từ khi ký Hiệp định cho đến năm 2027, GDP của cả khối EU sẽ tăng trung bình mỗi năm 0,48% (86,4 tỷ euro) và với Mỹ là 0,39% (65 tỷ euro). Đáng chú ý nhất là xuất khẩu của EU sang Mỹ có khả năng sẽ tăng tới 28% (187 tỷ euro) và xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu tăng 36,5% (159 tỷ euro). Nếu TTIP được ký kết, xuất khẩu của EU sang Mỹ có khả năng sẽ tăng tới 28% (187 tỷ euro) và xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu tăng 36,5% (159 tỷ euro). Ảnh: BNEWS. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng khẳng định rằng, Mỹ đang đặt TTIP lên "bệ phóng" để đóng lại việc thương lượng và cuối cùng kết thúc bằng việc đặt bút ký trước khi ông hết nhiệm kỳ.Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt được nếu như các nghị sĩ Mỹ không phản đối hoặc đòi hỏi quá nhiều sửa đổi trong văn kiện của Hiệp định. Các cuộc đàm phán TPP đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Còn các vòng đàm phán cho TTIP đã diễn ra kể từ ba năm nay. Thế nên, điều đương nhiên là TPP được ký kết trước TTIP. Bà Cecilia Malstrom, Ủy viên châu Âu về thương mại, đã từng đưa ra một dự đoán đầy lạc quan rằng, nếu như TPP được ký kết vào tháng 10/2015 thì một phần nội dung quan trọng của TTIP cũng có thể sẽ được thông qua trước Giáng sinh này, nếu như cả hai bên cùng tích cực thúc đẩy để san lấp những bất đồng lớn nhỏ. Theo "Il Sole 24 Ore", thời gian sẽ trả lời xem những dự đoán của bà Malstrom có đúng không, nhưng có rất nhiều lý do để lạc quan.Cho tới Giáng sinh, các bên sẽ cần phải quyết định quan điểm của họ trong bốn chương chính, về hàng hóa, dịch vụ, cung ứng và đầu tư. Cho tới nay, mới chỉ có phần nội dung về dịch vụ được đưa ra thảo luận. Tuy nhiên, châu Âu rất hy vọng mọi điều sẽ trở nên tích cực hơn trong thời gian tới, và những hiệp định thương mại tự do đã được EU ký kết với một vài nước trong TPP có thể có những tác động nào đó đối với Mỹ trên bàn đàm phán. Chẳng hạn, khi ký kết với Canada và Việt Nam, EU đã chấp thuận những chỉ dẫn địa lý nhằm đảm bảo xác nhận nguồn gốc của một số sản phẩm (như nông nghiệp và hàng dệt may). Trên thực tế, những định nghĩa về nguồn gốc sản phẩm không thực sự chặt chẽ trong khu vực thương mại Thái Bình Dương, nên điều này rất có ích cho các nhà thương thuyết EU trong việc đảm bảo những hiểu biết về nguồn gốc của sản phẩm khi đàm phán với Mỹ cho Hiệp định TTIP.Chỉ dẫn địa lý liên quan đến sản phẩm được cho là có khả năng gây bất đồng lớn trong các cuộc đàm phán giữa Mỹ và EU. Trả lời phỏng vấn nhật báo "Il Sole 24 Ore", Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Italy Carlo Calenda cho rằng, việc ký kết TPP "không phải là một tin tức tốt lành mà là một tin tuyệt vời. Tác động có thể cảm thấy ngay tức khắc. Việc tạo lập một khu vực thương mại tự do tại Thái Bình Dương có thể tạo đà cho việc thương lượng giữa EU và Mỹ cho Hiệp định TTIP. Nếu Hiệp định này trở thành hiện thực, chúng ta mới chỉ ở bước đầu của một quá trình phát triển thực sự".Theo ông Calenda, việc TTIP trở thành hiện thực sẽ thúc đẩy một cơ cấu kinh tế và quan hệ thương mại tích cực nhằm tạo lập lại trật tự của toàn cầu hóa.Ông nói: "Hai Hiệp định xuyên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương có thể có tác động kinh tế và chính trị nhằm thay đổi nhiều điều. Một trong những điều như thế là cách tiếp cận của các nước trong nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) trong nền kinh tế toàn cầu. Những nước này đã được hưởng lợi rất nhiều từ quá trình toàn cầu hóa và đã buộc nhiều nước phải trả giá theo luật chơi của họ". Ông Calenda cho rằng "nếu TTIP thành hiện thực và kết nối với khu vực thương mại tự do Thái Bình Dương, các nước có nền kinh tế đang phát triển sẽ rất khó có thể giữ mức thuế và hàng rào thương mại cao như hiện tại với hàng hóa nhập khẩu. Họ thường xuyên ngăn chặn các sản phẩm công nghiệp từ các nước châu Âu".Một ví dụ cụ thể được đưa ra: Brazil, nước có nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế các nước khác như Colombia, Peru hay Chile, nay đã trở thành một thành viên của TPP. Tuy nhiên, bất chấp mối quan hệ gần gũi về công nghiệp và thương mại với Mỹ và EU, Brazil vẫn áp dụng chính sách bảo hộ với một số lĩnh vực. Trương Anh Ngọc (P/v TTXVN tại Roma) |
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
TPP - Cú hích cho quan hệ thương mại Việt Nam và Australia
12:54' - 13/10/2015
Với sự đa dạng của các thành viên TPP thì khả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia sau khi TPP có hiệu lực là rất lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Credit Suisse: Malaysia là nước hưởng lợi thứ 2 từ TPP sau Việt Nam
06:30' - 10/10/2015
TPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm 10% vào năm 2025, trong khi Malaysia có thể tăng thêm 5% và Singapore có khả năng được hưởng lợi tương đối nhỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia sẽ ký TPP sau khi họp Quốc hội
16:05' - 07/10/2015
Khi văn bản chính thức của Hiệp định TPP được hoàn thiện đầy đủ, văn bản này sẽ được công bố tới công chúng và trình lên Quốc hội Malaysia để thảo luận.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Thái Lan hối thúc Chính phủ tham gia TPP
11:37' - 07/10/2015
Khối doanh nghiệp tư nhân ở Thái Lan hối thúc Chính phủ nước này xem xét việc gia nhập TPP để đảm bảo vị thế cạnh tranh của nền kinh tế Thái Lan trong thương mại toàn cầu không bị suy giảm.
-
Kinh tế Thế giới
TPP giúp Peru tăng cường giao thương quốc tế
10:13' - 07/10/2015
Tổng thống Peru Ollanta Humala khẳng định, thỏa thuận về Hiệp định TPP vừa đạt được sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ của quốc gia Nam Mỹ này phát triển và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Mexico có thể sẽ tăng 150 tỷ USD nhờ TPP
09:12' - 07/10/2015
Phòng Thương mại Mexico-Mỹ (CACM) dự báo nhờ TPP, kim ngạch xuất khẩu của Mexico - nền kinh tế lớn thứ 2 ở khu vực Mỹ Latinh - có thể sẽ tăng thêm 150 tỷ USD trong vòng 5 năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil lo ngại TPP tác động bất lợi tới nền kinh tế
09:11' - 07/10/2015
Dư luận Brazil lo ngại rằng TPP vừa đạt được giữa 12 nước sẽ khiến kinh tế Braxin (nằm ngoài TPP) chịu thiệt hại hàng tỷ USD và các sản phẩm lắp ráp của nước này sẽ bị mất thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30'
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48'
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38'
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34'
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17' - 04/07/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.