Trái Đất sẽ càng nóng hơn sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris
Đây là kết luận được tổ chức Theo dõi tác động khí hậu (CAT) đưa ra trong một bản báo cáo phân tích được công bố tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 23 về chống biến đổi khí hậu (COP 23) đang diễn ra ở thành phố Bonn (Bon) của Đức.
Trong bản báo cáo, CAT tính toán nếu tất cả các nước, bao gồm Mỹ, thực thi các cam kết cắt giảm khí thải carbon theo Hiệp định Paris năm 2015, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng 2,8 độ C so với mức tiền công nghiệp, và kịch bản này sẽ khiến thế giới khó tránh khỏi những thảm họa do biến đổi khí hậu gây ra.
Tuy nhiên, với việc Mỹ từ bỏ các mục tiêu cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, được đưa ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, viễn cảnh tương lai sẽ tồi tệ hơn khi nhiệt độ của Trái Đất vào cuối thế kỷ này thậm chí sẽ "tăng vọt" 3,2 độ C. Trước đó, Mỹ đã đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ cắt giảm 26 - 28% lượng phát thải khí nhà kính so với mức năm 2005.
Trong bối cảnh Mỹ từ bỏ các cam kết về chống biến đổi khí hậu, Trung Quốc và Ấn Độ lại đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi thành các nền kinh tế xanh. Cụ thể, mức tăng của lượng phát thải khí nhà kính tại Trung Quốc đã giảm mạnh trong những năm gần đây.
Nếu như trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, lượng phát thải khí nhà kính tăng 110%, thì giai đoạn 2010 - 2015, con số này chỉ vỏn vẹn 16%. Trong khi đó, Ấn Độ cũng đang thúc đẩy chương trình hành động khí hậu trong nỗ lực thực thi cam kết giảm 1/3 lượng khí thải carbon vào năm 2030.
Hiện hàng nghìn nhà ngoại giao, chuyên gia đang có mặt tại thành phố Bonn để thảo luận việc thực thi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm nay thông báo Washington rút khỏi thỏa thuận này. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh các nước đang đối mặt với báo cáo u ám về tốc độ ấm lên của Trái Đất gia tăng, khiến các cơn bão, lũ lụt và những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, ngày càng mang tính hủy diệt hơn.
Theo kế hoạch, từ năm 2020, các nước tham gia thỏa thuận sẽ bắt đầu triển khai kế hoạch cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính để kiềm chế mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu không quá 2 độ C, thậm chí 1,5 độ C, so với nhiệt độ của thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp (vào khoảng thập niên 50 của thế kỷ 19).
Đây là ngưỡng mà các nhà khoa học cho rằng sẽ giúp Trái Đất tránh được những thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán nặng, nước biển dâng và bão lớn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nicaragua ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu
09:07' - 24/10/2017
Ngày 23/10, Nicaragua đã ký Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, khiến Mỹ và Syria là hai quốc gia duy nhất còn nằm ngoài thỏa thuận khí hậu toàn cầu này.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ rút khỏ Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu
07:29' - 17/09/2017
Mỹ sẽ rút khỏi hiệp định này, trừ khi có thể tái tạo tham gia với những điều khoản có lợi hơn cho đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp E.Macron hy vọng Mỹ thay đổi quan điểm đối với Hiệp định Paris
12:17' - 16/07/2017
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ hy vọng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thay đổi quan điểm đối với việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump liệu có đảo ngược quyết định về Hiệp định Paris?
09:29' - 14/07/2017
Tổng thống Donald Trump đã để ngỏ khả năng đảo ngược quyết định của mình liên quan đến Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, 6 tuần sau khi tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận toàn cầu lịch sử này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ
07:53'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 3/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4, sáng mai 4/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thủ tướng Thái Lan thăm gia đình công nhân của vụ sập tòa nhà 30 tầng
21:42' - 02/04/2025
Các nguồn tin cho biết tính đến nay vẫn còn 72 công nhân đang mất tích và đã có thêm một thi thể được tìm thấy vào đêm muộn 1/4.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự phân bổ khoảng 240 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ
21:25' - 02/04/2025
Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết chính phủ nước này sẽ phân bổ 500 tỷ kyat (gần 240 triệu USD) cho các nỗ lực cứu trợ và phục hồi sau động đất.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: EU triển khai cầu hàng không nhân đạo
21:20' - 02/04/2025
Sau trận động đất mạnh có độ lớn 7,7 tấn công Myanmar và khu vực lân cận hôm 28/3, Liên minh châu Âu (EU) đã nhanh chóng triển khai viện trợ bổ sung nhằm hỗ trợ công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả.
-
Kinh tế & Xã hội
Bến Tre phấn đấu 50% công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà
21:12' - 02/04/2025
Theo thống kê, trong những năm qua, nhờ đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền, ý thức về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả trong cộng đồng dân cư Bến Tre đã được nâng lên rõ rệt.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà Vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm Hải Phòng
21:08' - 02/04/2025
Chiều 2/4, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam, Nhà Vua, Hoàng hậu cùng đoàn đại biểu cấp cao của Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng.
-
Kinh tế & Xã hội
WB hỗ trợ Cần Thơ triển khai các dự án phát triển mới
20:47' - 02/04/2025
Dự án phát triển Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (Dự án 3), có tổng mức đầu tư gần 9.200 tỷ đồng (tương đương hơn 402 triệu USD); trong đó, vốn vay WB hơn 5.697 tỷ đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau
20:23' - 02/04/2025
Xác định nguyên nhân, khắc phục lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau