Trải nghiệm mô hình trang trại sinh thái nông nghiệp gắn với du lịch
Ngành du lịch Thủ đô mới đây đã và đang thúc đẩy mảng du lịch nông nghiệp, vừa đa dạng hoá sản phẩm du lịch, vừa góp phần tạo thêm sức sống cho các vùng ngoại thành.
* Quan hệ hai chiều
Du lịch nông nghiệp được những người làm du lịch đánh giá có nhiều ưu thế khi du khách đã quá quen với các sản phẩm du lịch truyền thống.Quá trình tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch nông nghiệp sẽ tạo ra hứng thú mới cho khách khi họ được hiểu hơn về môi trường, cảnh quan tự nhiên, trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt người dân và được hòa mình với thiên nhiên.
Hơn nữa, du lịch nông nghiệp còn góp phần đa dạng hóa ngành nghề nông thôn; tạo việc làm tại chỗ; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng địa phương.
Hiện nay, các sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Hà Nội chú trọng khai thác yếu tố văn hóa, văn minh lúa nước của vùng đồng bằng Bắc Bộ; du lịch nông nghiệp kết hợp với tham quan di sản văn hóa, làng nghề; khai thác mô hình trang trại đồng quê phục vụ hoạt động du lịch học đường, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần tại khu vực ngoại thành Hà Nội và các vùng phụ cận. Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã hình thành nhiều mô hình trang trại sinh thái nông nghiệp gắn với du lịch, giáo dục, tiêu biểu như: Khu du lịch sinh thái Bản Rõm xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn), trang trại Đồng Quê (huyện Ba Vì), trang trại học đường Vạn An (huyện Thanh Trì)… là những địa chỉ quen thuộc với nhiều người, nhất là học sinh.Đến với mô hình, du khách được tận hưởng không khí trong lành, tự tay trồng rau, thu hoạch sản phẩm và thưởng thức các loại nông sản tươi ngon do nông dân nuôi, trồng theo phương pháp hữu cơ ngay tại trang trại...
Ngoài ra, tại các huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thạch Thất… ngày càng xuất hiện nhiều mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp với du lịch, hấp dẫn du khách bởi những vườn cây trĩu quả.
Có thể thấy, phát triển trang trại, hợp tác xã nông nghiệp kết hợp du lịch giáo dục trải nghiệm đã mở ra hướng mới cho nhiều vùng ngoại thành Hà Nội.
Bên cạnh đó, các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội ngày càng hấp dẫn du khách bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những nghệ nhân qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng.Các làng cổ khu vực ngoại thành Hà Nội cũng là lợi thế để hình thành các sản phẩm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, thu hút khách đến tham quan, sinh hoạt cùng nông dân bản địa.
Xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm không chỉ được biết tới là quê hương của Thánh Gióng với Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Thánh Gióng và Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại Lễ hội Gióng, mà còn là làng nghề trồng hoa cây cảnh đã được thành phố Hà Nội công nhận.Theo Bí thư Ðảng ủy xã Phù Ðổng Phùng Xuân Việt, hướng phát triển du lịch của Phù Đổng hiện nay dựa trên cơ sở khai thác lợi thế văn hóa, cảnh quan của xã, sẽ tạo một vòng khép kín cho du khách tham quan.
Du khách có thể trải nghiệm du lịch văn hóa tâm linh, thăm làng hoa giấy, cảnh quan sinh thái, du lịch đồng ruộng, thưởng thức ẩm thực Phù Đổng. Hướng đi này kỳ vọng thu hút nhiều du khách đến với Phù Đổng.
* Không để tiềm năng ngủ quên
Mặc dù có tiềm năng, lợi thế lớn và được nhiều du khách quan tâm nhưng thực tế cho thấy, các hoạt động du lịch nông nghiệp tại Hà Nội vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, trùng lặp. Sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa thực sự hấp dẫn du khách và chưa được chú trọng xây dựng thương hiệu. Theo những người làm du lịch, để phát triển du lịch nông nghiệp cần có quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp theo một quy chuẩn cụ thể.Thành phố cần hỗ trợ xây dựng chương trình quảng bá cho loại hình du lịch này, đảm bảo du lịch nông nghiệp được thực hiện quanh năm theo mùa vụ; tập huấn cho những người tham gia vào hoạt động du lịch nông nghiệp…
Xác định du lịch nông nghiệp là hướng đi khả quan, có thể góp phần đa dạng hoá ngành nghề nông thôn, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, nhiều huyện ngoại thành Hà Nội đã quan tâm phát triển loại hình này.Điển hình như huyện Đan Phượng, địa phương đầu tiên của Hà Nội được công nhận nông thôn mới, sở hữu hệ thống giao thông thuận lợi, hệ thống di tích, di sản văn hóa và các làng nghề truyền thống có khả năng phát triển du lịch rất tốt.
Theo ông Trần Đức Hải, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng, du lịch là định hướng mới của Đan Phượng, dựa trên những tài nguyên cơ bản của địa phương, trong đó chủ đạo là tài nguyên văn hóa, di tích giá trị lịch sử kiến trúc và phát triển thêm các điểm tham quan.
Với diện tích lớn dành cho canh tác nông nghiệp và trồng hoa, các loại hình trải nghiệm nông nghiệp kết hợp du lịch sẽ là thế mạnh của huyện Đan Phượng.
Thời gian qua, ngành Du lịch Thủ đô đã xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển sản phẩm, kích cầu du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và tiêu chuẩn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về du lịch tại các quận, huyện.Đồng thời, thúc đẩy xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch khu vực nông thôn Hà Nội. Đó là một trong những hướng đi quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp của thành phố.
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, giai đoạn 2016 - 2020, Sở phối hợp với các đơn vị tổ chức được 44 lớp bồi dưỡng kiến thức văn hóa du lịch cho 8.900 người dân địa phương, nghệ nhân, người bán hàng, người phục vụ tại điểm đến du lịch.Đồng thời, triển khai Đề án thí điểm xây dựng nhận diện thương hiệu (logo), biển chỉ dẫn và sản phẩm lưu niệm du lịch Hà Nội; thực hiện xây dựng nhận diện thương hiệu làng nghề Hà Nội và logo cho làng gốm Bát Tràng và làng lụa Vạn Phúc.
Hiện Sở Du lịch đang xây dựng dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tạo kiều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành kinh tế du lịch nông nghiệp Hà Nội phát triển.Khi kế hoạch hoàn thiện và đưa vào thực tiễn, du lịch nông nghiệp kỳ vọng trở thành khí thế mới góp phần thay đổi diện mạo của vùng ngoại thành Hà Nội./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia phát triển du lịch nông nghiệp để gia tăng giá trị kinh tế
15:02' - 07/03/2021
Chính phủ Indonesia đang khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp kết hợp với du lịch, hay còn gọi du lịch nông nghiệp ở tất cả các vùng để tăng giá trị kinh tế ngoài hàng hóa.
-
Kinh tế & Xã hội
Du lịch nông nghiệp ĐB sông Cửu Long: Làm gì để giữ chân du khách?
10:00' - 28/10/2018
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hệ sinh thái miệt vườn, sông nước đã trở thành sản phẩm chủ đạo để thu hút khách du lịch, nhưng phát triển lại manh mún.
-
Kinh tế & Xã hội
Liên kết để phát triển bền vững du lịch nông nghiệp
12:56' - 26/09/2017
Du lịch nông nghiệp là một trong những sản phẩm du lịch được Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức thông tin về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
12:40'
Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị không chỉ kết nối giao thông hiện đại trong đô thị, mà còn là kết nối những ước mơ, khát vọng của người dân thành phố về một cuộc sống tiện nghi và hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thống nhất chi hơn 120.000 tỷ đồng xây đường Vành đai 4
12:27'
Sáng 18/4, Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X đã thông qua Nghị quyết thống nhất chủ trương việc triển khai Dự án Đầu tư xây dựng Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh biến động thuế quan
12:10'
Đoàn đàm phán có nhiệm vụ: chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng kịch bản, phương án đàm phán với Hoa Kỳ về thỏa thuận thương mại đối ứng, trên tinh thần bảo đảm lợi ích quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
10:34'
Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề vốn đầu tư 623 tỷ đồng
09:19'
Cụm công nghiệp có diện tích 26,3 ha, tọa lạc tại xã Nam Tiến và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: nghề mộc dân dụng và cơ khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”
07:47'
Khu vực Đông Nam Bộ dự kiến thành lập hai đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được nhận định sẽ mở ra dư địa phát triển mới, tạo thêm động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).