Tranh cãi về cách ứng phó với biến thể Omicron
Theo tờ Jerusalem Post, thực tế là tác động của biến thể Omicron đối với sức khỏe của người nhiễm dường như ít nghiêm trọng hơn, cộng với việc tỷ lệ nhiễm đang làm tê liệt nhiều cơ quan, doanh nghiệp do số người phải cách ly, đã làm dấy lên một số lời kêu gọi nới lỏng các biện pháp hạn chế và đánh giá lại các mô hình phòng dịch hiện nay ở Israel.
Trong một tuần qua, Bộ Y tế Israel ghi nhận 276.617 ca mới mắc COVID-19, tăng 194,8% so với tuần trước đó. Làn sóng lây nhiễm do biến thể Omicron gây ra đang lan mạnh với một tốc độ chưa từng thấy. Tuy nhiên, đến nay, cũng không thể phủ nhận rằng biến thể này dường như gây triệu chứng nhẹ hơn các biến thể trước.
Dù số ca nặng vẫn đang tăng, hiện ở mức 395 ca, tăng 184,2% do với tuần trước, nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều tuần trước đó. Vào lúc đỉnh dịch của làn sóng lây nhiễm do biến thể Delta gây ra, Israel có hơn 700 ca nặng và tổng số ca nhiễm thấp hơn nhiều.
Giáo sư Idit Matot, thuộc Trung tâm Y tế Souraky tại Tel Aviv, nhận định sau 2 năm đại dịch hoành hành, vẫn còn nhiều lo lắng và cảm giác sợ hãi.
Trên mạng xã hội Facebook, bà viết: “Biến thể Omicron thuộc vào dòng họ virus corona, nhưng không có gì giống với các biến thể trước như Alpha hay Delta mà chúng tôi nghiên cứu – hai loại đã gây bệnh nặng và kéo dài dẫn tới phải hỗ trợ thở.
Trên thực tế, một tháng nay, chúng ta đang thấy và hiểu ra rằng biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao nhưng ảnh hưởng rất ít đến sức khỏe. Không có bệnh nhân nhiễm Omicron nào phải thở máy tại Ichilov”.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không có bệnh nhân nào như vậy trên khắp Israel. Tính đến ngày 14/1, có 92 người phải thở máy, tăng so với 23 người ghi nhận cách đó 2 ngày.
Bà Matot nhận định thêm: “Thật không may là thay vì xử lý phù hợp với biến thể này, mọi người lại bị cách ly trong nhà và thực tế đây là phong tỏa”.
Bà kêu gọi rút ngắn thời gian cách ly, hoặc thậm chí bỏ chính sách này. Bà cho biết: “Cần đánh giá lại chính sách cách ly, nhất là với những người không có triệu chứng, và trẻ em. Chúng ta đang cướp đi tuổi thơ, sự phát triển, học hành trong khi đem lại cho trẻ em nỗi sợ hãi và sự rối loạn tinh thần”.
Tuy nhiên, các giáo sư khác trong ngành y không nhất trí với bà Matot. Liệu Omicron có thực sự chỉ là một virus khác? Các biện pháp hạn chế có thực sự chưa phù hợp hay không? Giáo sư Nadav Davidovitch, hiệu trưởng trường Ben-Gurion thuộc Sở Y tế Negev, cho biết dù Omicron không gây bệnh nặng như các biến thể trước đó, chúng ta vẫn cần thận trọng.
Ông Davidovitch cho rằng: “Trong khi rõ ràng là tác động lâm sàng của Omicron không nổi bật như các biến thể khác, chúng ta vẫn thấy các tác động nặng ở các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Cần thời gian để đánh giá lại các chiến lược phòng chống dịch hiện nay và mối đe dọa do Omicron gây ra vẫn cần được xem xét nghiêm túc”.
Giáo sư này nhận định các nhà chức trách và mọi người đang nỗ lực lớn để ứng phó thành công đại dịch theo cách tiếp cận “sống chung với virus”. Ông cho rằng: “Điều quan trọng là phải đảm bảo những người bị ốm dù chỉ có triệu chứng nhẹ phải ở trong nhà để tránh lây nhiễm cho người khác.
Bên cạnh tăng cường miễn dịch với COVID-19, cũng cần tăng cường miễn dịch với cúm mùa và duy trì sức khỏe nói chung”. Ông nhấn mạnh thêm hệ miễn dịch tự nhiên được hoàn thiện thông qua tiêm vaccine, chứ không thông qua cách lây truyền hàng loạt.
Ông nói: “Làn sóng lây nhiễm hiện nay nên được xử lý bằng các công cụ như tiêm phòng và cách ly người dương tính và có triệu chứng. Mặt khác, vì dịch đang lây lan rộng trong cộng đồng, chúng ta phải ưu tiên bảo vệ người cao tuổi và các nhóm có nguy cơ cao”.
Gánh nặng đặt lên vai hệ thống y tế có thể giảm bớt mà vẫn đảm bảo an toàn cho người dân, nhưng cần làm nhiều hơn việc chỉ đeo khẩu trang. Cụ thể là cần bảo vệ các nhân viên y tế tuyến đầu bằng cách cung cấp khẩu trang tốt hơn, tạo sự thông gió tốt hơn và nâng cao các năng lực điều trị từ xa.
Ông Davidovitch cho biết: “Cần ưu tiên xét nghiệm (các trường hợp có triệu chứng) và điều trị người có nguy cơ cao. Những người dương tính cần phải cách ly để tránh lây lan ra cộng đồng”.
Một khía cạnh khác của Omicron hiện vẫn chưa được biết đến là tác động lâu dài sau nhiễm dù ban đầu chỉ có triệu chứng nhẹ. Giáo sư Cyrille Cohen, người phụ trách bộ môn liệu pháp miễn dịch tại Đại học Bar-Ilan, cho biết hiện chưa có nhiều hiểu biết liên quan đến biến thể Omicron và các tác động lâu dài sau nhiễm.
Hầu hết các triệu chứng COVID kéo dài chỉ thấy được sau vài tháng, và Omicron đến nay mới chỉ hoành hành khoảng 2 tháng. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại rất khó để nghiên cứu về các tác động lâu dài.
Giáo sư Cohen cũng nhấn mạnh rằng Omicron dường như không nghiêm trọng nhưng còn quá sớm để chắc chắn rằng nguy cơ tổng thể chỉ ở mức tối thiểu. Ông nói: “Hiện mọi người đang giả định rằng vì bệnh không nghiêm trọng nên các tác động lâu dài cũng sẽ nhẹ. Nhưng đây chỉ là giả định và chúng ta cần thêm dữ liệu về việc này”./.
- Từ khóa :
- Omicron
- biến thể Omicron
- Sở Y tế Negev
- Bộ Y tế Israel
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giới khoa học: Có nhiều biến thể đáng lo ngại hơn Omicron
12:13' - 16/01/2022
Giới khoa học cảnh báo biến thể Omicron virus SARS-CoV-2 đang gây ra làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu có thể sẽ không phải là biến thể đáng lo ngại cuối cùng của virus này.
-
Đời sống
Tp Hồ Chí Minh ghi nhận có 30 ca mắc COVID-19 mang biến chủng Omicron
10:22' - 16/01/2022
Theo thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, đến sáng 16/1, tại Thành phố đã phát hiện thêm 18 ca mắc COVID-19 mang biến chủng Omicron. Tất cả đều là ca bệnh nhập cảnh, đã được cách ly.
-
Kinh tế & Xã hội
Canada dự báo làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron sẽ "rất dữ dội"
10:13' - 16/01/2022
Theo Cơ quan Y tế Công cộng Canada, biến thể Omicron sẽ khiến cho số người nhập viện tăng lên "mức cực cao" trong những tuần tới, trong khi số ca mắc COVID-19 sẽ ở mức cao "chưa từng có" tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Biến thể Omicron lan nhanh và mạnh như cơn sóng thần
08:29' - 16/01/2022
Thế giới đang chứng kiến tình trạng số ca mắc mới COVID-19 do biến thể Omicron lan rất nhanh và mạnh như cơn sóng thần. Điều đó đang làm hệ thống y tế bị quá tải trên quy mô toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
IMF nêu bật thách thức đối với các nền kinh tế mới nổi trong năm 2025
08:52'
Các hạn chế thương mại toàn cầu, nợ chính phủ và những chính sách bảo hộ là các trở ngại chính đối với tăng trưởng của những nền kinh tế mới nổi trong năm 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Rủi ro tài chính của Thái Lan gia tăng
07:00' - 15/02/2025
Thái Lan có thể tăng cường khả năng phục hồi tài khóa trong bối cảnh chi tiêu tăng cao bằng cách cắt giảm trợ cấp năng lượng lũy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Phần lớn người dân châu Âu ủng hộ sử dụng AI tại công sở
20:56' - 14/02/2025
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả cuộc khảo sát cho biết hơn 60% số người châu Âu được hỏi có cái nhìn tích cực về robot và AI tại nơi làm việc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam
13:03' - 14/02/2025
Theo trang mạng Thương báo quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong dịp Tết Nguyên đán 2025, không khí tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan thành phố Bằng Tường, Quảng Tây vẫn rất bận rộn.
-
Ý kiến và Bình luận
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI
08:05' - 14/02/2025
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI vào sản xuất và dịch vụ dựa trên cơ sở hạ tầng tương đối tốt, lực lượng lao động trẻ, vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng điện...
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo nguy cơ đối với tình trạng y tế toàn cầu
13:48' - 13/02/2025
Việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược “Trump trade” không đem lại hiệu quả như kỳ vọng
09:35' - 13/02/2025
Theo Financial Times, chiến lược đầu tư vào các tài sản được kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách của Tổng thống Donald Trump (chiến lược Trump trade) không đem lại hiệu quả như kì vọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các ngân hàng Mỹ lạc quan về triển vọng thị trường
06:30' - 13/02/2025
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jennifer Piepszak cho hay khách hàng lạc quan về triển vọng thị trường, nhưng vẫn thận trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư lớn.