Tranh cãi về lợi ích kinh tế của dự án Volkswagen tại Canada
Ngày 15/6, Chính phủ Canada đã bác bỏ một báo cáo mới đây của Nghị viện cho rằng thỏa thuận thu hút nhà máy sản xuất pin xe điện của Volkswagen đặt tại Canada tiêu tốn của đất nước khoảng 16,3 tỷ CAD (12,32 tỷ USD), nhiều hơn gần 3 tỷ CAD so với những gì được công bố.
Trước đó, các phương tiện truyền thông Canada đã đồng loạt dẫn báo cáo của Văn phòng ngân sách Quốc hội (PBO) nói rằng thỏa thuận của Chính phủ liên bang để hãng xe Đức đầu tư một nhà máy tại St. Thomas, phía Nam tỉnh bang Ontario, cao hơn khoảng 2,8 tỷ CAD so với con số ước tính.
Khi thỏa thuận này được công bố hồi tháng 4/2023, Chính phủ Canada nói rằng các khoản trợ cấp sản xuất của Ottawa có thể dao động từ 8 -13,2 tỷ CAD, tùy thuộc vào số lượng pin xe điện mà nhà máy sẽ sản xuất. Thỏa thuận này cũng sẽ bao gồm khoản trả trước 700 triệu CAD từ Chính phủ liên bang để xây dựng nhà máy. Theo PBO, mặc dù chưa rõ chi tiết về cách thức hoạt động trợ cấp sản xuất của Canada, nhưng một khi nhà máy đi vào hoạt động đầy đủ, chi phí hỗ trợ sản xuất có thể thấp hơn một chút so với ước tính ban đầu. Do phải tạo sân chơi bình đẳng với Mỹ (theo Đạo luật giảm lạm phát trị giá 430 tỷ USD của Mỹ miễn trừ thuế đối với xe điện được sản xuất ở khu vực Bắc Mỹ) như đã cam kết, Canada sẽ phải giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai cho Volkswagen, nên chi phí sẽ phải tốn kém hơn dự kiến, với một khoản bù thêm ước tính là 2,8 tỷ CAD. PBO ước tính nếu cộng thêm khoản 700 triệu CAD trả trước từ Quỹ đổi mới chiến lược thì tổng số tiền sẽ lên tới 16,3 tỷ CAD chứ không phải 13,2 tỷ CAD như cam kết.Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Chrystia Freeland đã phủ nhận việc Chính phủ Canada hạ thấp chi phí ước tính và nói rằng phân tích của PBO là dựa trên "kết luận giả định", mặc dù bà không giải thích lý do tại sao báo cáo đó là không đúng.
Bà Freeland cũng xác nhận rằng Canada sẽ thực hiện theo cách cho phép Chính phủ tạo sân chơi bình đẳng với gói khuyến khích của Mỹ theo Đạo luật giảm lạm phát và cho rằng đây là chi phí hợp lý, nhưng không cho biết liệu Chính phủ có thay đổi luật thuế thu nhập đặc biệt hay không. Báo cáo của PBO được công bố vào thời điểm Chính phủ Canada đang trong quá trình đàm phán riêng rẽ để ngăn chặn một nhà máy sản xuất pin xe điện khác, dự án liên doanh của Stellanis và LG Engergy Solution dự kiến đặt tại Windor phía Tây Nam của Ontario, rời đi theo sự hỗ trợ hào phóng của Đạo luật giảm lạm phát ở Mỹ, vốn đang tạo ra cuộc đua toàn cầu cho những dự án năng lượng sạch. Stellantis đang yêu cầu được trợ cấp sản xuất giống như Volkswagen đã nhận để phù hợp với những gì sẵn có trong gói năng lượng sạch của Tổng thống Joe Biden. Bà Freeland cho rằng các thỏa thuận với Volkswagen cũng như Stellantis là nhằm mục đích neo giữ một chuỗi cung ứng công nghiệp xanh hoàn toàn mới ở Canada và rất đáng để đầu tư. PBO không ước tính lợi ích kinh tế trong tương lai đối với các khoản đầu tư của Ottawa vào Volkswagen. Bà nhấn mạnh rằng Chính phủ đã tính đến mọi khía cạnh của thỏa thuận trong khuôn khổ Ngân sách tài chính. Theo viên chức Yves Giroux của PBO, nếu Chính phủ sửa đổi luật thuế thu nhập đặc biệt để miễn nghĩa vụ thuế đó thì ước tính của PBO có thể sẽ giảm xuống gần bằng với chi phí công bố. Cách duy nhất để làm là phải sửa đổi luật thuế đối với trường hợp của Volkswagen. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn chưa cho biết họ sẽ làm thế nào. Báo cáo của PBO chỉ xem xét các lợi ích kinh tế và tài chính trong giai đoạn đầu xây dựng của dự án chứ không phải hoạt động của nhà máy. Nhà máy này theo dự án của Volkswagen mang tên PowerCo. Chính phủ Canada ước tính khi nhà máy đi vào hoạt động nó sẽ đóng góp khoảng 200 tỷ CAD cho nền kinh tế nước này trong thập kỷ tới. Nhà máy cũng sẽ tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động trực tiếp và 30.000 lao động gián tiếp ở Canada. Trong giai đoạn đầu, Volkswagen dự kiến sẽ đầu tư 7 tỷ CAD để xây dựng nhà máy, trong khi phía Canada cam kết trả trước 700 triệu CAD và chính quyền tỉnh bang Ontario cung cấp 500 triệu CAD. Khi nhà máy pin này đi vào sản xuất, sản lượng mục tiêu bước đầu là đủ cung cấp năng lượng cho một triệu xe điện mỗi năm./.- Từ khóa :
- Tranh cãi
- lợi ích kinh tế
- dự án Volkswagen
- Canada
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Volkswagen công bố chiến lược kinh doanh mới
15:47' - 15/06/2023
Theo kế hoạch trên, VW sẽ tập trung nhiều hơn vào các mẫu xe bán chạy nhất, trong khi ngừng sản xuất những mẫu xe ít thịnh hành hơn.
-
Ô tô xe máy
Tập đoàn Hyundai sẽ chi gần 6 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất xe điện trong nước
09:43' - 13/06/2023
Tập đoàn Hyundai tuyên bố sẽ sử dụng số tiền dự trữ trị giá 7.800 tỷ won (5,9 tỷ USD) từ hoạt động của các chi nhánh ở nước ngoài để đầu tư theo kế hoạch vào các nhà máy sản xuất xe điện trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần làm gì để thích ứng với biến động thuế quan?
15:06' - 09/05/2025
Trong 5 năm qua, Việt Nam liên tục duy trì thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ, với giá trị thặng dư tăng từ khoảng 63,4 tỷ USD năm 2020 lên gần 106 tỷ USD vào năm 2024.
-
DN cần biết
Hàn Quốc muốn đóng tàu chở hydro hóa lỏng lớn nhất thế giới
08:21' - 09/05/2025
Hàn Quốc có kế hoạch đóng tàu chở hydro hóa lỏng (LHC) lớn nhất thế giới để ra mắt vào năm 2027 như một phần trong nỗ lực thúc đẩy động cơ tăng trưởng trong tương lai cho ngành đóng tàu.
-
DN cần biết
Từ 8/5, Lạng Sơn thu phí hạ tầng cửa khẩu theo quy định mới
19:34' - 08/05/2025
Từ ngày 8/5, tỉnh Lạng Sơn sẽ áp dụng mức thu phí hạ tầng cửa khẩu mới theo Nghị quyết số 09/2025/NQ-HĐND, ngày 28/4/2025 của HĐND tỉnh Lạng Sơn.
-
DN cần biết
Hà Nội cắt giảm ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh
20:39' - 07/05/2025
Các đơn vị phải bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh; giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp dệt may thận trọng với mục tiêu kinh doanh 2025
15:58' - 07/05/2025
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ.
-
DN cần biết
Nam Phi áp thuế tự vệ đối với thép cán nóng
11:56' - 06/05/2025
Bộ Thương mại, Công nghiệp và cạnh tranh Nam Phi (DTIC) vừa công bố quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu sản phẩm thép cán nóng, có hiệu lực từ ngày 5/5.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương sửa quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O
16:52' - 05/05/2025
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
-
DN cần biết
Brazil dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi Việt Nam
16:09' - 05/05/2025
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil (MAPA) đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam được áp dụng từ tháng 2/2024.
-
DN cần biết
Từ 5/5, Bộ Công Thương là đầu mối cấp C/O cho doanh nghiệp
08:22' - 05/05/2025
Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.