Tránh việc lạm quyền khi trao quá nhiều quyền cho Trưởng đặc khu
Tạo cơ chế thông thoáng cho đặc khu
Theo quan điểm của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, những năm gần đây, việc khai thác các tiềm năng tĩnh của nền kinh tế đang dần tới hạn và sức hút của các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao sau 25 năm phát triển giảm dần, thiếu động lực phát triển đột phá.Kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý một số đặc khu, là tiền đề quan trọng để thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Đây là những đơn vị có vị trí chiến lược và có tiềm năng phát triển một số ngành, nghề có thể cạnh tranh quốc tế.
Cần xây dựng Luật điều chỉnh riêng để tạo cơ sở pháp lý áp dụng đối với mô hình phát triển mới tại 3 đơn vị hành chính này.
Nhiều đại biểu đồng tình với việc thành lập các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm tạo động lực phát triển, tuy nhiên, để thuận tiện hơn cho quá trình thực hiện và cũng phù hợp với thực tiễn quốc tế, đại biểu đề nghị trong các quy định cụ thể của dự thảo Luật nên cân nhắc quy định gọi tắt cụm từ “đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” là “đặc khu”. Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, đại biểu Vũ Trọng Kim (Hải Dương) cho rằng, đến giờ mới đặt vấn đề về xây dựng đặc khu là muộn, cần phải làm nhanh. “Phải làm nhanh, cơ chế phải vượt trội, dứt khoát, dứt điểm. Nếu cứ nhùng nhằng việc nọ việc kia, cho một chút rồi kéo nó lại là một sự lãng phí”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói. Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đây là mô hình mới, phải làm thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sau đó khả năng đến đâu mở rộng đến đó. Dẫn chứng câu chuyện về Trung Quốc xây dựng thành công 6 đặc khu kinh tế, Thẩm Quyến từ những năm 1979 mới có mấy chục hộ dân vạn chài, nhưng hiện tại đã trở thành một đặc khu kinh tế phát triển, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, đây là những khu mang lại tăng trưởng lớn, giải quyết công ăn việc làm. Vấn đề là chọn hướng phát triển như thế nào để mang lại hiệu quả.Theo Phó Thủ tướng, hướng đi là yếu tố quyết định, kế đến là mô hình, mô hình như thế nào cho tốt, không bị vướng, không bị trở ngại. Nếu xảy ra tranh chấp sẽ giải quyết thế nào cho nhanh. Các nước đang cho các nhà đầu tư nước ngoài hưởng những chính sách ưu đãi về thời hạn sử dụng đất, có những nơi cho thời hạn sử dụng đất lên tới 300 năm; cho họ các ưu đãi về thuế…, Phó Thủ tướng cho hay.
Phó Thủ tướng cũng cảnh báo sẽ có các vấn đề phát sinh như câu chuyện người dân mất quyền sử dụng đất, có thể có khiếu kiện, các tranh chấp mâu thuẫn liên quan tới quyền lợi, thu nhập của người lao động… nên Chính phủ lường trước các vấn đề để chủ động xử lý. “Tạo thông thoáng nhưng không có nghĩa là để mất quyền sở hữu đất đai, ảnh hưởng tới vấn đề an ninh quốc phòng” – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh. Băn khoăn về đặc trưng riêng của từng đặc khu, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê (Thành phố Hồ Chí Minh) đặt vấn đề: nếu không khéo và không có đặc trưng riêng của từng đặc khu, cử tri sẽ hiểu là hợp pháp hóa cho 3 đặc khu đều có bước hướng đến là casino. “Vậy casino này có phải là cái đặc biệt cho các đặc khu hay không?Không lẽ Phú Quốc cũng casino, Quảng Ninh cũng casino, Khánh Hòa cũng casino”, đại biểu đặt câu hỏi. Đại biểu Khuê đề nghị phải có đặc trưng riêng của từng khu, gắn kết với vùng và có sự lan tỏa, không phải hướng tới casino.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Việt Nam đi sau nên phải rút được kinh nghiệm của các nước đi trước để thiết kế một thể chế vượt trội, đủ sức hấp dẫn với nhà đầu tư. “Chúng ta có rất nhiều quyền, quyền cho cái này, cái kia, nhà đầu tư chỉ có một quyền là quyền không làm, quyền không đầu tư. Nếu chúng ta không tạo được sân chơi, được môi trường đầu tư người ta đi chỗ khác”, ông Dũng nói. Theo Bộ trưởng, điều quan trọng là phải giữ, phải “quản” bằng được những vấn đề cốt lõi là sự lãnh đạo của Đảng, chủ quyền quốc gia, quốc phòng an ninh, văn hóa, người dân, môi trường… Còn những cơ chế khác đều có thể trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa nhà nước và người đầu tư.“Chúng ta cũng không thể buông hết được, miễn giảm hết thì nhà nước được cái gì, dân cũng chẳng được cái gì. Đây là bài toán phải bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân”, Bộ trưởng khẳng định.
Chính vì vậy, dự thảo Luật thiết kế có trọng tâm, trọng điểm, ngành nghề nào khuyến khích mới cho ưu đãi, không đại trà, dàn trải hết cơ chế ưu đãi. Bộ trưởng cũng bày tỏ xác định ngành, nghề chủ đạo, trụ cột của 3 đặc khu là vấn đề rất quan trọng nhưng không dễ. Bởi vì, chúng ta định hướng là một chuyện, nhưng các nhà đầu tư có quyết định đầu tư hay không là một chuyện khác.Ví dụ từ loại hình dịch vụ casino, Bộ trưởng Dũng cho rằng các nước đang đua nhau mở ra các casino để thu hút dòng tiền từ cờ bạc vào. Việt Nam cũng vậy, và đã cho phát triển dịch vụ casino ở Phú Quốc thì không có lý gì không cho Vân Đồn, Bắc Vân Phong. “Cái này chúng ta cũng phải thay đổi quan điểm. Cái gì có lợi mà không có hại thì không có gì phải cấm, không có gì phải hạn chế.
Cái gì phát huy được lợi thế của địa phương, cũng như xu thế, phân chia thị phần của thế giới, nếu các tỉnh đều làm tốt, các khu đều làm tốt, chúng ta ủng hộ các khu cùng làm”, Bộ trưởng Dũng nói và cho biết ngành, nghề này đã có tính toán, tư vấn của nước ngoài, phù hợp với điều kiện địa phương trên tinh thần là không cạnh tranh lẫn nhau mà đi cạnh tranh với quốc tế.
Thực hiện thiết chế Trưởng đặc khu Về tổ chức chính quyền đặc khu, Chính phủ đề xuất và xin ý kiến Quốc hội về hai phương án, trong đó phương án 1 là không tổ chức HĐND và UBND tại đặc khu mà thực hiện thiết chế Trưởng đặc khu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, được phân quyền, phân cấp mạnh, có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động hành chính, kinh tế - xã hội trên địa bàn đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.Đây cũng phương án Chính phủ lựa chọn. Phương án thứ 2 là tổ chức chính quyền địa phương đặc khu gồm có HĐND và UBND.
Đa số đại biểu đồng tình với phương án 1 và cho rằng phương án này thể hiện được tính “đặc biệt” về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đáp ứng yêu cầu thử nghiệm đổi mới nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy như được nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII).Các đại biểu cho rằng, Hiến pháp năm 2013 đã quy định có độ “mở” để tạo không gian cho cải cách tổ chức bộ máy chính quyền địa phương khi cần thiết, vì vậy, quy định như dự thảo Luật là phù hợp. Tuy nhiên, cần cân nhắc thêm để làm rõ hơn cơ chế thực hiện giám sát đối với Trưởng đặc khu, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực.
Thiên về phương án 1, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho rằng điều này làm giảm bớt các thủ tục, giảm bớt các kênh, thực hiện cơ chế một chìa khóa. “Kể cả kênh giám sát cũng giảm bớt. Tôi thấy một kênh Đảng, một kênh chính quyền và độ dân chủ của cư dân ở nơi đây là đủ”, Bộ trưởng nhìn nhận. Ông cũng cho rằng, điều quan trọng nhất với nhà đầu tư nước ngoài không phải ở các ưu đãi về thuế, đất đai mà là hệ thống hành chính thông thoáng, thủ tục đúng theo quy định của pháp luật và một hệ thống tư pháp có năng lực, độc lập. Chính những con người vận hành ở các đặc khu mới là quan trọng, là cơ chế mềm. Nên tập trung vào hệ thống hành chính, bộ máy tư pháp và đặc biệt là con người. Nói về cơ chế giám sát, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích: có 3 tầng nấc giám sát Trưởng đặc khu, đó là người dân, HĐND, UBND, Chủ tịch UBND cấp trên; Thủ tướng và các bộ, ngành. Đây thực chất là vấn đề nhưng chúng ta đã có tính đến để kiểm soát quyền lực, tránh việc lạm quyền khi trao quá nhiều quyền cho Trưởng đặc khu. Trưởng đặc khu rất nhiều quyền, đi liền với quyền đó, chúng ta thiết kế cơ chế giám sát để tránh việc lạm quyền. Trong dự luật đã tính đến và đã thiết kế, Bộ trưởng Dũng nói.>>>Cần thiết ban bành Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Cộng hòa Chile
20:26' - 09/11/2017
Chiều 9/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội kiến Tổng thống Cộng hòa Chile, bà Michelle Bachelet.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 14 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
19:38' - 09/11/2017
Ngày 9/11, Quốc hội đã ra Thông cáo số 14 Kỳ họp thứ 4, khoá XIV.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội tiếp Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam
21:20' - 08/11/2017
Chiều 8/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp bà Caitlien Weisen, Giám đốc Quốc gia của UNDP tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 13 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI
20:10' - 08/11/2017
Thứ tư, ngày 8/11, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.