Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62.055 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó có hơn 28.000 trường hợp nhập viện, chưa có trường hợp tử vong.
So với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp nhập viện tăng 9,2%. Số mắc tích luỹ tăng cao ở một số tỉnh, thành phố tại miền Nam như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa –Vũng Tàu, Đồng Tháp, Bình Dương.
Thời gian tới, số trường hợp mắc tay chân miệng có nguy cơ tăng cao do thời tiết thuận tiện cho vi rút tồn tại lâu hơn trong môi trường, đặc biệt tại các trường mầm non, tiểu học nếu không vệ sinh, sát khuẩn trường lớp, đồ chơi, vật dụng thường xuyên.Hệ thống giám sát trọng điểm bệnh tay chân miệng cho thấy tỷ lệ (+) EV71 (vi rút đường ruột thường gây bệnh cảnh nặng) các năm gần đây có chiều hướng giảm so với các năm 2011 và năm 2012.
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi dễ mắc bệnh
Cục Y tế dự phòng nêu rõ: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua đồ dùng, vật dụng bị nhiễm vi rút từ dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Nhóm vi rút Enterovirus gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Coxsackievirus, Echovirus và các loại Enterovirus khác.
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ.Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng. Những người chưa từng mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hoặc bề mặt bị nhiễm vi rút do người bệnh chạm vào, không phải ai nhiễm vi rút cũng có biểu hiện của bệnh. Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết người lớn được miễn dịch, tuy nhiên, thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm vi rút cũng không phải là hiếm. Phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi khả năng lây nhiễm và truyền vi rút sang con ngay trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Đáng lưu ý là một người có thể nhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần do mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Do đó, dù đã từng nhiễm, người bệnh vẫn có thể mắc bệnh trở lại nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm Enterovirus.Chủ động phòng bệnh
Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, vài năm lại xảy ra một đợt ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, bệnh có quanh năm nhưng số ca nhiễm bệnh có xu hướng tăng trong khoảng từ tháng 3- 5 và từ tháng 9-12.
Bệnh có nguy cơ lây nhiễm mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh và có thể kéo dài vài tuần do vi rút khu trú trong phân.
Bộ Y tế khuyến cáo: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Khi bị bệnh, người bệnh nên uống nhiều nước và có thể dùng thuốc để điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét. Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác…/.- Từ khóa :
- bệnh tay chân miệng
- tay chân miệng
- bộ y tế
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bệnh tay chân miệng gia tăng mạnh
09:42' - 16/09/2017
Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng Khánh Hòa, đến cuối tháng 8, toàn tỉnh ghi nhận 690 ca mắc tay chân miệng, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm 2016.
-
Kinh tế & Xã hội
Bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu chững lại, bệnh tay chân miệng gia tăng
13:09' - 08/09/2017
Trong 6 tuần trở lại đây, số ca nhập viện do sốt xuất huyết có dấu hiệu chững lại.
-
Đời sống
Bộ Y tế: Thời tiết giao mùa khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ em gia tăng
18:07' - 30/08/2017
Thời tiết giao mùa hiện nay cộng với các em học sinh trên toàn quốc bước vào mùa tựu trường là thời điểm khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ em đang có nguy cơ gia tăng.
-
Đời sống
Những điều cần biết về cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
11:47' - 16/08/2017
Bệnh tay chân miệng luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra biến chứng, do đó phụ huynh cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như nôn ói nhiều, ăn uống kém, lở miệng…
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ngư dân Bình Định trúng đậm ruốc biển đầu năm mới
21:08' - 16/02/2025
Trong chuyến vươn khơi đầu năm mới, nhiều tàu cá của ngư dân xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn (Bình Định) đã trúng đậm “lộc biển” với những mẻ lưới đầy ắp ruốc.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 17/2. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 17/2/2025. XSMB thứ Hai ngày 17/2
19:30' - 16/02/2025
Bnews. XSMB 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSMB thứ Hai. Trực tiếp KQXSMB ngày 17/2. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 17/2. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 17/2/2025. XSMT thứ Hai ngày 17/2
19:30' - 16/02/2025
Bnews. XSMT 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSMT thứ Hai. Trực tiếp KQXSMT ngày 17/2. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 17/2. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 17/2/2025. XSMN thứ Hai ngày 17/2
19:30' - 16/02/2025
Bnews. XSMN 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSMN thứ Hai. Trực tiếp KQXSMN ngày 17/2. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
EVNNPT thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)
19:04' - 16/02/2025
Vào lúc 11h12 phút ngày 16/2/2025, đã xảy ra sự cố tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
-
Kinh tế & Xã hội
XSHCM 17/2. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 17/2/2025. XSHCM ngày 17/2. XS Sài Gòn
19:00' - 16/02/2025
Bnews. XSHCM 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSHCM Thứ Hai. Trực tiếp KQXSHCM. Kết quả xổ số Hồ Chí Minh hôm nay ngày 17/2/2025.Kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày 17/2/2025. XS Sài Gòn.
-
Kinh tế & Xã hội
XSCM 17/2. Kết quả xổ số Cà Mau hôm nay ngày 17/2/2025. SXCM ngày 17/2
19:00' - 16/02/2025
Bnews. XSCM 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSCM Thứ Hai. Trực tiếp KQXSCM ngày 17/2. Kết quả xổ số Cà Mau hôm nay ngày 17/2/2025. Kết quả xổ số Cà Mau Thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
XSĐT 17/2. Kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay ngày 17/2/2025. SXĐT ngày 17/2
19:00' - 16/02/2025
Bnews. XSĐT 17/2. Kết quả xổ số hôm nay ngày 17/2. XSĐT Thứ Hai. Trực tiếp KQXSĐT ngày 17/2. Kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay ngày 17/2/2025. Kết quả xổ số Đồng Tháp Thứ Hai ngày 17/2/2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Diện mạo mới về đêm của "trái tim" châu Âu
18:47' - 16/02/2025
Từ ngày 13-16/2, thủ đô Brussels của Bỉ khoác lên mình diện mạo lộng lẫy, huyền ảo khi màn đêm buông xuống, tạm "soán ngôi" Paris để trở thành "Thành phố Ánh sáng" của châu Âu.