Trên 3.000 mã số doanh nghiệp được xuất khẩu vào Trung Quốc
Tại hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 của Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sáng 9/1, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, đã có 3.013 mã số doanh nghiệp xuất khẩu vào Trung Quốc được cấp, tương đương khoảng gần 3.000 cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.
Trong số trên, có 1.570 mã số (chiếm 52%) là những nhóm ngành hàng có nguy cơ cao do 5 cơ quan thẩm quyền quản lý. Số còn lại 1.443 mã số (chiếm 48%) do doanh nghiệp tự đăng ký theo Quy định 248. Các nhóm ngành hàng nông sản thực phẩm được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm có nguồn gốc thực vật.Theo ông Ngô Xuân Nam, sau 2 năm triển khai đáp ứng Quy định quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu (Quy định 248) và Quy định các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu (Quy định 249) của Trung Quốc, các doanh nghiệp của Việt Nam quan tâm đến việc đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thực phẩm sang Trung Quốc.Các doanh nghiệp Việt Nam đã sử dụng tốt phần mềm đăng ký online của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) và tận dụng được các ưu điểm về khai báo thông tin mặt hàng của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Một cơ sở chế biến có thể đăng ký được nhiều sản phẩm nếu đáp ứng được các yêu cầu của GACC, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký. Tuy nhiên, vẫn còn một số lãnh đạo doanh nghiệp chưa quan tâm sâu sát đến việc đăng ký và quản lý mã số dẫn đến việc xảy ra lỗi kỹ thuật trong quá trình xuất khẩu như sai tên doanh nghiệp, sai mã số, thiếu thông tin trên nhãn mác, mất mật khẩu tài khoản…Ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, năm 2024, Văn phòng SPS Việt Nam tiếp tục cập nhật, tổng hợp các thông báo dự thảo các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật (SPS) và cảnh báo từ các đối tác thương mại và thành viên WTO gửi các đơn vị liên quan theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan phản hồi các góp ý đối với thông báo dự thảo các biện pháp SPS của Việt Nam đã thông báo tới WTO.Văn phòng phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tiếp tục đàm phán chương SPS của các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein), Việt Nam - Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE); tiếp tục đàm phán nâng cấp các Hiệp định ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định ASEAN - Canada (ACAFTA), Hiệp định ATIGA.Văn phòng cũng chủ trì và phối hợp với các cơ quan thuộc mạng lưới SPS Việt Nam triển khai các cam kết SPS trong các FTA và chuẩn bị nội dung, tham dự các phiên họp thuộc Ủy ban SPS tại các Hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là trong các Hiệp định: EVFTA, CPTPP, RCEP, VKFTA, UKVFTA, VIFTA.Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, năm 2023, văn phòng đã tiếp nhận và xử lý 1.164 thông báo về các dự thảo quy định mới, các thay đổi về SPS của thành viên WTO, tăng hơn 20 thông báo so với năm 2022. Trong đó, 821 thông báo dự thảo lấy ý kiến và 343 thông báo bổ sung về dự thảo có hiệu lực hoặc thay đổi thông tin.
Nếu tính riêng dự thảo thông báo thay đổi biện pháp SPS, Nhật Bản có thông báo nhiều nhất với 142 thông báo (chiếm 12% tổng thông báo), tiếp theo là EU 121 thông báo (10%), Mỹ 90 thông báo (8%), Trung Quốc 34 thông báo (3%)...Theo Văn phòng SPS Việt Nam, việc số lượng thông báo SPS ngày càng tăng chứng tỏ thị trường thế giới đang rất quan tâm tới chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, cũng như ngày càng đòi hỏi cao hơn về vấn đề này cũng như các yếu tố liên quan tới tăng trưởng xanh.Ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cũng đánh giá, các quy định về SPS của các nước thay đổi liên tục, làm cho doanh nghiệp đôi khi còn bị động trong đáp ứng quy đinh. Văn phòng SPS Việt Nam cần cập nhật thông tin sớm cũng như thông tin tuyên truyền kịp thời tới các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân để nông sản Việt đáp ứng tốt các quy định của các thị trường.Ông Huỳnh Tấn Đạt cũng kiến nghị, Văn phòng SPS Việt Nam cần tuyên truyền các quy định về SPS theo chuyên đề, thị trường, ngành hàng để các doanh nghiệp, hiệp hội nắm bắt thông tin hiệu quả. Đồng thời qua đó cũng giải quyết sâu hơn các vấn đề vướng mắc ở từng ngành hàng, thị trường. Văn phòng cũng nên phối với các cục chuyên ngành cùng các hiệp hội trong tuyên truyền để qua đó hiệp hội thông tin tới các thành viên. Ngoài ra, Văn phòng SPS Việt Nam cũng cần cập nhật lại các điều kiện của các thị trường trên website của văn phòng, qua đó giúp các đơn vị có thể cập nhật, tra cứu thông tin chính xác, hiệu quả.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Xuất khẩu yến sào đầu tiên bằng hàng không sang Trung Quốc
17:25' - 08/01/2024
Công ty Hải Yến Nha Trang vừa xuất khẩu lô hàng yến sào chất lượng cao sang Trung Quốc. Đây là lô yến sào Việt Nam đầu tiên được vận chuyển chính ngạch bằng đường hàng không sang Trung Quốc.
-
DN cần biết
Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật
12:42' - 12/10/2023
Các cam kết về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động, thực vật trong các hiệp định thương mại tự do được đánh giá là có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao đối với Việt Nam.
-
Hàng hoá
Lạng Sơn đảm bảo chặt quy trình kiểm tra, kiểm dịch hoa quả tươi xuất nhập khẩu
10:12' - 01/08/2023
Bất cứ lô hàng nào không đảm bảo tiêu chí về kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch thực vật Tân Thanh sẽ không cấp giấy để xuất khẩu hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Xu hướng mua sắm Tết 2025
17:59'
Mùa mua sắm Tết luôn là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, song cũng là thời điểm đòi hỏi sự nhạy bén và thích ứng cao của đơn vị sản xuất kinh doanh đối với những thay đổi lớn trên thị trường.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhờ số liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc
15:55'
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều 2/12 tại châu Á, nhờ hoạt động sản xuất mạnh mẽ tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới, và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.
-
Hàng hoá
Lạm phát kéo lùi doanh số bán hàng may mặc tại Hàn Quốc
15:10'
Cơ quan Thông tin Thống kê Hàn Quốc (KSIS) cho biết hàng may mặc chiếm 3,9% trong tổng số tiền 2,907 triệu won (khoảng 2.000 USD) mà các hộ gia đình chi tiêu trung bình hằng tháng trong quý III/ 2024.
-
Hàng hoá
Năm "điểm nóng" trên thị trường hàng hóa toàn cầu
12:32'
Ngô Mỹ, đồng Chile, xe điện Trung Quốc, thép Trung Quốc và dầu mỏ đang là 5 "điểm nóng" trên thị trường hàng hóa toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng trở lại do tình hình Trung Đông trở nên căng thẳng
09:52'
Một cuộc thăm dò giá dầu hàng tháng của Reuters công bố ngày 29/11 cho thấy, giá dầu Brent dự kiến sẽ đạt trung bình 74,53 USD/thùng trong năm 2025.
-
Hàng hoá
Giá cà phê trải qua tuần tăng “sốc”
08:50'
Giá cả hai mặt hàng này có tuần tăng thứ 4 liên tiếp và xác lập thêm nhiều kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng hơn 5% lên 7.011 USD/tấn, có thời điểm chạm mức cao nhất trong 47 năm.
-
Hàng hoá
Người trồng dứa Kiên Giang thu lời hơn 100 triệu đồng/ha
19:14' - 01/12/2024
Nông dân tỉnh Kiên Giang đang thu hoạch dứa với khoản lợi nhuận hơn 120 triệu đồng/ha.
-
Hàng hoá
Nga tiếp tục cấm nhập khẩu thực phẩm của nhiều nước
13:55' - 30/11/2024
Ngày 29/11, Chính phủ Nga đã thông báo gia hạn lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của các quốc gia đã áp đặt trừng phạt đối với nước này, kéo dài đến cuối năm 2026.
-
Hàng hoá
Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững ngành sầu riêng
13:16' - 30/11/2024
Sầu riêng được đánh giá là loại mang lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương.