Trí thức người Việt ở nước ngoài đánh giá thế nào về Nghị quyết 57-NQ/TW?
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024, có ý nghĩa quan trọng, mang tính chiến lược cao, phản ánh ý chí chính trị mạnh mẽ và tầm nhìn xa của Đảng và Nhà nước, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Đây là khẳng định của hầu hết các chuyên gia, trí thức người Việt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN.
Đánh giá ý nghĩa của Nghị quyết 57 trong giai đoạn phát triển hiện nay, các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng đầu tư vào khoa học - công nghệ là hướng đi đúng đắn, tạo động lực phát triển đột phá cho đất nước. Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại London, Tiến sĩ Tô Đức, Kỹ sư trưởng kiến trúc hệ thống, Công ty Rakuten Symphony UK, cho rằng Nghị quyết 57 là bước đột phá, với cam kết thu hút, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt là việc đề ra các mục tiêu và các hành động cụ thể để phát triển công nghệ và chuyển đổi số.
Trong khi đó, Tham tán, Trưởng đại diện Khoa học và Công nghệ tại Nhật Bản Nguyễn Đức Minh nhấn mạnh Nghị quyết 57 đã tạo cột mốc định hướng chiến lược, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, rút ngắn khoảng cách công nghệ và trình độ với các quốc gia phát triển, cho thấy quyết tâm chính trị của lãnh đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới và sự đồng lòng, quyết tâm trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Cùng chung quan điểm trên, trao đổi với phóng viên TTXVN tại Sydney, Giáo sư Nghiêm Đức Long, Giám đốc Trung tâm Môi trường và nước thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Chủ tịch Hội Trí thức và chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), khẳng định nghị quyết mang tính chiến lược rất cao, cả về thời điểm lẫn nội dung. Về thời điểm, đây chính là thời điểm để Việt Nam không chỉ bắt nhịp chung với thế giới, mà còn vươn lên tự lực, tự cường và có thể tiến tới là một trong những nước hàng đầu thế giới về thu nhập, cũng như tiềm lực kinh tế, chính trị, xã hội, bởi trong những năm gần đây, Việt Nam đã khởi sắc vươn mình hội nhập với thế giới, gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Về nội dung, Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ rất nhiều rào cản pháp lý cũng như cơ chế để nền kinh tế Việt Nam có thể phát triển nhờ khoa học - công nghệ và chuyển đổi số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số toàn cầu.
Hầu hết giới chuyên gia, học giả đều đánh giá Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc thực hiện và đạt được các mục tiêu của nghị quyết. Theo đó, Việt Nam là nước có dân số trẻ, thích ứng nhanh với công nghệ, có tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh, Internet rất cao. Các doanh nghiệp công nghệ trong nước ngày càng có năng lực cạnh tranh toàn cầu, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh với nhiều startup đạt tầm khu vực. Do đó, nếu có thể áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho mọi lĩnh vực, chắc chắn Việt Nam sẽ thu được thành quả đáng kể, trở thành trung tâm công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực, ví dụ như công nghệ số và AI; công nghiệp bán dẫn và vi mạch; công nghệ tài chính (Fintech) và kinh tế số; công nghệ sinh học (Biotech) và y tế số; công nghiệp Internet vạn vật (IoT) và tự động hóa; năng lượng tái tạo và công nghệ môi trường, thậm chí là cả trung tâm y tế tầm cỡ thế giới.
Tuy nhiên, để nền khoa học Việt Nam bứt phá, cần ưu tiên cải cách thể chế, biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh như Nghị quyết 57 đã chỉ ra. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, Trường Quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge (Anh), thể chế hiện là một trong những điểm nghẽn cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học. Các thủ tục phức tạp trong việc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế hay giải ngân dự án nghiên cứu khoa học gây lãng phí thời gian và chi phí cho các nhà khoa học - vốn cần tập trung vào nghiên cứu và phát minh thay vì giải quyết các thủ tục hành chính. Các nhà khoa học cũng cần được trao niềm tin, cơ hội và được khuyến khích để thực hiện các thử nghiệm thay vì giải trình các công trình nghiên cứu ở giai đoạn sớm.
Chính vì vậy, Việt Nam cần hoàn thiện luật về đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, ban hành các chính sách, giúp bảo vệ các sáng chế công nghệ; đơn giản hóa quy trình đăng ký công nghệ mới, cấp phép startup công nghệ; tăng cường hợp tác, tham khảo các mô hình của quốc tế để tiếp nhận chuyển giao công nghệ; xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút tập đoàn công nghệ đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn lực còn hạn hẹp, thay vì đầu tư dàn trải, nhà nước cần tập trung nguồn lực phát triển 3-4 ngành khoa học chủ chốt với thời gian thực hiện cụ thể. Các ngành chủ chốt này phải có lợi thế, có nền tảng tốt và có triển vọng mang lại giá trị cao trong vòng 10-15 năm tới. Những ngành ít quan trọng hơn có thể để khu vực tư nhân hay khu vực đầu tư nước ngoài tham gia. Nhà nước cần đóng vai trò định hướng, điều tiết và tạo nền tảng chính sách thông thoáng cho các khu vực kinh tế tham gia.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần đưa ra chiến lược phát triển công nghệ bài bản, thu hút đầu tư nước ngoài và đào tạo nhân lực công nghệ cao. Để có thể tạo nguồn nhân lực phong phú, chất lượng cao trong ngành khoa học công nghiệp, Việt Nam cần chú ý mô hình đào tạo, đưa lập trình, AI, dữ liệu lớn vào chương trình giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm quen với công nghệ từ sớm; áp dụng mô hình giáo dục thực hành, liên kết với doanh nghiệp để học sinh có thể làm các dự án thực tế; cần đưa ra cơ chế nhằm tận dụng, thu hút nhân tài đang học tập và làm việc cả ở trong và ngoài nước. Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (Singapore), nêu rõ nguồn lực trí thức, chuyên gia của Việt Nam ở nước ngoài rất lớn, với trình độ và kỹ năng tốt, có kinh nghiệm trong môi trường thế giới. Tuy nhiên, cần phải có yêu cầu cụ thể, dành ngân sách nhất định để hỗ trợ, thực hiện và phải tìm được người đứng đầu giải quyết các yêu cầu. Muốn vậy, trước hết cần xây dựng cơ sở dữ liệu (database) về các chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn, từ bán dẫn đến sinh học, y tế, AI...
Trong bối cảnh thế giới thực sự đã bước sâu vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW cho thấy Việt Nam đã sẵn sàng tham gia vào quá trình thay đổi, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tiến sĩ Simon Best, Giảng viên cao cấp ngành Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh, Đại học Middlesex, nhấn mạnh Việt Nam có đủ sự năng động và tinh thần khởi nghiệp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, trong khi Giáo sư, Tiến sĩ Balbir Barn, Trưởng khoa Khoa học Công nghệ, Đại học Middlesex, lạc quan cho rằng Việt Nam đang ở vị thế rất tốt để đi đầu trong phát triển công nghệ và tiến bộ khoa học, tạo động lực cho tăng trưởng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Học giả Anh chỉ ra những lợi thế đối với Việt Nam khi thực hiện Nghị quyết 57
14:57' - 25/03/2025
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, trường Quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge, Anh, đã chỉ ra những lợi thế của Việt Nam khi thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW.
-
Kinh tế Thế giới
Đột phá theo Nghị quyết 57: Tính chiến lược của chủ trương đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
13:27' - 20/03/2025
Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia mang tính chiến lược rất cao, cả về thời điểm lẫn nội dung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Biến Nghị quyết 57 thành hiện thực, với những sản phẩm cụ thể
09:37' - 18/03/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời gian qua, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đề án 06 và cải cách hành chính đã và đang được Chính phủ triển khai tích cực.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
CBO dự báo kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc trong 30 năm tới
15:17' - 28/03/2025
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) ngày 27/3 cho biết tăng trưởng dân số yếu và chi tiêu chính phủ gia tăng sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chung chậm hơn trong 30 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ có thể giảm thuế nếu Trung Quốc đồng ý thỏa thuận bán TikTok
08:07' - 27/03/2025
Ngày 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông có thể giảm thuế đối với Trung Quốc để có được sự chấp thuận của Bắc Kinh cho việc bán nền tảng truyền thông xã hội phổ biến TikTok.
-
Ý kiến và Bình luận
Trang tin rnz.co.nz: Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
16:28' - 26/03/2025
Sáng 26/3, trang tin rnz.co.nz của New Zealand đăng bài viết nhận định Việt Nam hiện được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nga khẳng định hướng đi đúng của Nghị quyết 57
16:22' - 26/03/2025
Tiến sĩ Grigory Trubnikov, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học LB Nga, Giám đốc Viện Dubna đã trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nga về Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp
08:47' - 26/03/2025
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ thất nghiệp gia tăng do thuế quan của Mỹ đối với EU
08:07' - 24/03/2025
Theo Bộ trưởng Tài chính Ireland, Mỹ rất có thể sẽ áp thuế đối với EU trong những tuần tới và điều này có nguy cơ dẫn đến tình trạng mất tới 80.000 việc làm tại Ireland trong trung hạn.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Tài chính Australia cảnh báo "cú sốc địa chấn" từ chính sách của Mỹ
07:00' - 24/03/2025
Trong một phát biểu mới đây, Bộ trưởng Tài chính Australia, ông Jim Chalmers cảnh báo rằng các chính sách mới của chính quyền Mỹ sẽ gây ra "cú sốc địa chấn" đối với nền kinh tế toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Trung Quốc cam kết mở cửa hợp tác quốc tế
22:05' - 23/03/2025
Ngày 23/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (Li Qiang) cam kết tiếp tục mở cửa và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong bối cảnh bất ổn địa chính trị gia tăng trên toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Lý Cường: Quan hệ Trung - Mỹ tiến tới bước ngoặt quan trọng
22:03' - 23/03/2025
Trung Quốc và Mỹ cần lựa chọn đối thoại thay vì đối đầu và hợp tác cùng có lợi thay vì cạnh tranh trong một "trò chơi có tổng bằng không".