Triển vọng kinh tế vĩ mô của nước Nga trong năm 2022
Theo đó, khó có khả năng chính sách kinh tế của nước này, vốn đang theo định hướng ưu tiên tích luỹ dự trữ và ổn định kinh tế vĩ mô, sẽ có những thay đổi đáng kể.
Điều này có nghĩa là Ngân hàng trung ương Nga sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào đầu năm tới và tiếp tục theo đuổi chính sách tài khoá thắt chặt.Giám đốc chương trình của Câu lạc bộ Valdai Yaroslav Lissovolik phân tích các xu hướng chính sách kinh tế của Nga.
Bất chấp tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, năm 2021 vừa qua đáng lẽ đã là năm khá thành công nếu không có sự leo thang các rủi ro địa chính trị liên quan đến cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine.Sự gia tăng bất ổn địa chính trị một cách nghiêm trọng đã phá hỏng phần lớn lợi nhuận trước đó có được trên thị trường chứng khoán Nga và có nguy cơ vẫn còn tồn tại những lo ngại và tính dễ tổn thương trong suốt năm 2022.
Trên thực tế, nhiều rủi ro có thể xuất hiện trong năm 2022 liên quan đến những tiến trình đã diễn ra trong năm 2021, bao gồm cuộc khủng hoảng thiếu hụt năng lượng, làn sóng mới của đại dịch và sự thay đổi trong cơ chế thuế.Tuy nhiên, có thể xuất hiện những động lực quan trọng đối với thị trường Nga trong năm 2022, bởi theo dự đoán, môi trường kinh tế vĩ mô nói chung sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng khá và lạm phát thấp hơn bắt đầu từ quý II.Trong bối cảnh giảm áp lực lạm phát, Ngân hàng trung ương Nga có thể sẽ bắt đầu điều chỉnh lãi suất cơ bản vào nửa cuối năm tới, khi các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản cho phép ngân sách được mở rộng một chút để hỗ trợ phát triển kinh tế.
Nhìn chung, khó có khả năng chính sách kinh tế của Nga sẽ có thay đổi đáng kể và vẫn sẽ ưu tiên tích luỹ dự trữ cũng như ổn định kinh tế vĩ mô.Trong nửa cuối năm 2021, Chính phủ Nga đã quyết định nâng ngưỡng Quỹ Tài sản Quốc gia từ 7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 10% GDP, giúp tăng tích lũy dự trữ một cách hiệu quả so với mức chi tiêu của nhà nước.
Tuy nhiên, với giá dầu và khí đốt tương đối cao, ngưỡng 10% GDP có thể bị vượt qua vào năm 2023 để phù hợp với mặt bằng giá dầu hiện tại.Trong trường hợp này, việc sử dụng nguồn thu vượt mức này để kích thích nền kinh tế có thể tạo thêm động lực tăng trưởng.
Mặc dù vậy, mô hình kinh tế này sẽ tiếp tục hỗ trợ sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này có thể có nghĩa là Ngân hàng trung ương Nga sẽ tiếp tục nâng lãi suất vào đầu năm sau và tiếp tục theo đuổi chính sách tài khoá thắt chặt.
Việc theo đuổi các chính sách hướng tới tăng trưởng sẽ được áp dụng nếu các rủi ro địa chính trị giảm leo thang đáng kể.
Yếu tố đại dịch có thể một lần nữa bùng phát và dai dẳng hơn dự kiến, kích hoạt các biện pháp hỗ trợ cần thiết của chính phủ, như hiện tượng đã từng diễn ra với đại dịch COVID-19 vào năm 2021.
Với những sự kiện diễn ra vào cuối năm 2021, cán cân rủi ro và động lực kinh tế năm 2022 của Nga có thể nghiêng về phía cẩn trọng, việc giải quyết triệt để tình trạng bất ổn chính trị khó có thể đạt được trong tương lai gần.Tuy nhiên, có thể có một số yếu tố giúp có thể cải thiện đáng kể khả năng đầu tư của Nga trong năm tới, như sự phục hồi nền kinh tế đất nước đang diễn ra, giảm lãi suất cơ bản và lạm phát trong nửa cuối năm 2022, giá nguyên liệu cao hỗ trợ xuất khẩu, nâng cao ngân sách và giá đồng ruble, khôi phục niềm tin của người tiêu dùng sau những chấn động của đại dịch, ổn định những rủi ro địa chính trị trong trường hợp Nga và phương Tây chuyển sang cơ chế đàm phán.Bên cạnh đó là những rủi ro chính trong năm 2022, bao gồm căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine, khủng hoảng năng lượng và tình trạng thiếu nhiên liệu làm trầm trọng thêm căng thẳng địa chính trị, làn sóng đại dịch mới, khó khăn ở các nước đang phát triển trong bối cảnh gánh nợ ngày càng tăng, lạm phát cao liên tiếp và sự thắt chặt chính sách mạnh mẽ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).“Thiên nga đen” năm 2022 có thể xuất hiện không chỉ trong lĩnh vực địa chính trị, mà còn trong bối cảnh các yếu tố dễ bị tổn thương mang tính hệ thống trong nền kinh tế toàn cầu như biến đổi khí hậu, gián đoạn chuỗi cung ứng năng lượng và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.Một yếu tố có thể làm tăng rủi ro hệ thống đối với kinh tế Nga và thế giới là tình trạng thiếu lao động trong các lĩnh vực như an ninh mạng, công nghệ thông tin và chăm sóc sức khoẻ.
Liên quan đến vấn đề này, một trong những xu hướng đã xuất hiện nổi bật trong năm 2021 và khó có thể biến mất ngay trong năm 2022 là tình trạng thiếu lao động trong một số lĩnh vực then chốt của kinh tế Nga, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin (IT).Các ngành khác cũng trong tình trạng thiếu lao động trong năm 2021 bao gồm xây dựng, nông nghiệp, giao thông và nhiều ngành dịch vụ khác.
Nguyên nhân của tình trạng này là việc giảm dòng người di cư từ “các nước kề cận” đến Nga trong giai đoạn đại dịch. Tình trạng thiếu hụt lao động, nếu vẫn tiếp diễn trong năm 2022, có khả năng bắt đầu tác động tiêu cực rõ ràng hơn đến quá trình lạm phát và phát triển kinh tế đất nước.Đối với kế hoạch của các hộ gia đình Nga trong năm 2022, 22% số người được khảo sát bởi dịch vụ Zarplata.ru (tiền lương) cho biết đang lên kế hoạch học tập về IT trong năm tới, 8% đã hoàn thành khoá đào tạo nâng cao về IT từ trước và 46% đã sẵn sàng xem xét đến vấn đề này trong tương lai gần.Lĩnh vực công nghệ thông tin được người Nga coi là một trong những ngành hấp dẫn nhất đối với các nhà tuyển dụng: 33% người Nga cho biết mức lương trong lĩnh vực này cao và 24% cho biết nhu cầu lao động trong lĩnh vực này là lớn.Nhìn chung, theo công ty tuyển dụng Hays, 56% người Nga cân nhắc việc thay đổi công việc trong một năm, trong khi 66% các nhà tuyển dụng Nga cho rằng việc thiếu lực lượng lao động/chuyên gia cần thiết là một trong những thách thức chính trong quản lý nguồn nhân lực./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá lúa mỳ và ngô biến động mạnh khi căng thẳng Nga-Ukraine gia tăng
07:36' - 19/02/2022
Cuộc khủng khoảng quan hệ giữa Ukraine và Nga, hai trong số những nhà sản xuất ngô và lúa mỳ lớn nhất thế giới, khiến giá cả những mặt hàng này tăng vọt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đề xuất gặp cấp Ngoại trưởng với Nga bàn về Ukraine
11:15' - 18/02/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang đề xuất gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov ở châu Âu vào tuần tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng Nga - Phương Tây: Cơ hội trên bàn đàm phán
17:14' - 16/02/2022
Giới phân tích nhận định Berlin thích hợp đóng vai trò “sứ giả” nhằm tháo ngòi căng thẳng hiện nay giữa Moskva và phương Tây xoay quanh vấn đề an ninh, trong đó Ukraine là “trường hợp điển hình”.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tăng phiên chiều 16/2 khi căng thẳng Nga- Ukraine dịu xuống
17:03' - 16/02/2022
Ngoài căng thẳng Nga-Ukraine, thị trường dầu mỏ vẫn bị tác động và giá dầu vẫn đang hướng tới mức 100 USD/thùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Trợ giá điện có cứu được ngành công nghiệp Đức?
06:30'
Chính phủ liên minh Đức đang lên kế hoạch “giải cứu” ngành công nghiệp Đức, trong đó tính tới các biện pháp cứu trợ rộng rãi để giảm giá điện công nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
Vùng Vịnh - điểm đến tiềm năng của chuỗi cung ứng mới
05:30'
Vùng Vịnh đang trở thành điểm đến tiềm năng của hoạt động dịch chuyển sản xuất trong bối cảnh các doanh nghiệp đa quốc gia đang hiệu chỉnh lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
-
Phân tích - Dự báo
Giáo sư sử học Pháp: Mối quan hệ Việt - Pháp đầy hứa hẹn
09:41' - 23/05/2025
Giáo sư sử học Pháp Pierre Journoud đã phân tích chi tiết về quan hệ Việt -Pháp và quá trình phát triển của mối quan hệ đã được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Anh "lột xác" hậu Brexit
06:30' - 23/05/2025
Brexit đã dựng lên các rào cản thương mại, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Anh. Tuy nhiên, những rào cản này có thể được giảm bớt thông qua đàm phán, và với những đánh đổi.
-
Phân tích - Dự báo
Tiền tệ châu Á mạnh lên: Tín hiệu sáng cho lĩnh vực bất động sản?
05:30' - 23/05/2025
Sự tăng giá của các đồng tiền châu Á mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản, nhưng các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại và du lịch cần thận trọng.
-
Phân tích - Dự báo
Các cảng hàng hóa của Mỹ bấp bênh trong vòng xoáy thuế quan
06:30' - 22/05/2025
Các cảng hàng hóa Mỹ, đặc biệt là cảng Los Angeles, đang đối mặt với biến động lớn do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thỏa thuận hoãn thuế 90 ngày với Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia đang ở đâu trong cuộc tái thiết kinh tế toàn cầu?
05:30' - 22/05/2025
Đối với Malaysia, nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do với tỷ trọng thương mại/GDP lên tới hơn 130%, những cơn chấn động của thế giới đã làm rung chuyển nền tảng.
-
Phân tích - Dự báo
Thị trường Nam Mỹ và những cơ hội mới
06:30' - 21/05/2025
Khu vực Nam Mỹ đang trở thành một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Đức. Điều này một phần xuất phát bởi chính sách cô lập mới của nước Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu đồng euro có thể thay thế USD để trở thành đồng tiền toàn cầu?
05:30' - 21/05/2025
Để đồng euro có thể mở rộng vị thế là đồng tiền thế giới thay thế cho USD, EU cần một chính sách tài khóa phối hợp và một hệ thống để giảm thiểu các cú sốc kinh tế hoặc địa chính trị.