Triển vọng mới cho thép Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, tính trong năm 2017, ngành thép đã phải đối mặt với 30 vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài; trong đó, nhiều vụ việc đã kéo dài sang năm 2018.
Có thể kể đến các vụ việc như chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội, chống bán phá giá tôn mạ, chống bán phá giá thép hình H và gần hơn là vụ kiện tự vệ thương mại với phôi thép, thép dài và tôn màu…
Số liệu đến tháng 3/2018 của Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, xuất khẩu thép thành phẩm đạt hơn 446.000 tấn, với kim ngạch đạt 321 triệu USD, tăng 38% về lượng và 63% về giá trị so với cùng thời điểm năm 2017.
Bên cạnh đó, chất lượng thép của Việt Nam cũng đáp ứng được tiêu chuẩn của những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, châu Âu… và dần có vị trí nhất định trên thị trường thép khu vực và thế giới.
Mặc dù vậy, chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu thép các loại 1,2 triệu tấn, với tổng kim ngạch hơn 808 triệu USD, giảm 5% về lượng, nhưng tăng 22% về giá trị.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, mặc dù nhập khẩu thép giảm, xuất khẩu bán ra tăng nhờ vào việc Việt Nam đã tích cực thực hiện các biện pháp tự vệ thương mại một cách kịp thời. Nhưng có thể thấy, nhiều mặt hàng lượng nhập khẩu vẫn còn rất lớn, như thép tôn mạ màu, tôn cuộn cán nóng…
Ông Sưa lý giải, ngành thép Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu là do quy trình sản xuất trong nước chưa đồng bộ, năng lực sản xuất thép cơ khí chế tạo gần như chưa có. Đồng thời, nhiều sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào như thép cuộn cán nóng, phôi… vẫn chưa tự sản xuất được. Điều đó dẫn đến việc phải nhập khẩu, làm chậm quá trình sản xuất cũng như tăng gánh nặng chi phí.
Với sự phục hồi của thị trường xây dựng và hội nhập càng sâu rộng, đặc biệt Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mới được ký kết; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến được ký trong năm nay, sẽ là cơ hội cho thép Việt Nam vươn ra các thị trường mới và mạnh dạn đặt mục tiêu tiếp tục tăng trưởng hơn 20% trong năm nay.
Tuy nhiên, có một thực tế là khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thì những nước nhập khẩu sẽ tăng cường các biện pháp phòng vệ ngay cả các nước ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia... và mới đây nhất là Mỹ.
Tuy nhiên, bằng nỗ lực của các doanh nghiệp và hiệp hội, các cơ quan nhà nước, Việt Nam đã áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại tương đối hiệu quả.
Theo ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát, trước tiên, các doanh nghiệp cần giữ vững thị trường trong nước. Sau đó với xuất khẩu, mỗi doanh nghiệp ngành thép cần tuân thủ các Hiệp định Thương mại tự do, tích cực hợp tác với các nước nếu xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá nhằm tránh mất thị trường hoặc bị đánh thuế cao.
“Giải pháp bảo hộ thị trường là cần thiết nhưng chưa đủ. Bản thân doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng mọi cơ hội để phát triển”, ông Dương nói.
Tôn Đông Á là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm khi ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại. Đại diện Công ty cổ phần Tôn Đông Á cho hay, Tôn Đông Á có thị trường xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu, Australia, ASEAN…, mà hiện các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang là thách thức.
Do vậy, trong vấn đề sản xuất, cần sử dụng nguồn nguyên liệu chất lượng cao từ nhà máy cấp 1, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu – chứng cứ gồm nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, sản phẩm đầu ra…. Đồng thời, xây dựng quy trình làm việc và lưu trữ hồ sơ chuẩn, đoàn kết phối hợp chặt chẽ với hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành, hợp tác tích cực với các cơ quan điều tra… để có được kết quả tốt nhất trong việc bảo vệ thị trường.
Theo đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam (VnSteel) việc xuất khẩu gặp khó khăn do vấp phải các rào cản, phòng vệ thương mại từ các nước. Do vậy, Tổng Công ty sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng tăng cường phân tích dự báo thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường.
Với rất nhiều công cụ tự vệ mà Việt Nam đã thực hiện hiệu quả thời gian qua, có thể thấy, doanh nghiệp thép Việt Nam nói chung dù chưa phải đủ mạnh và giàu kinh nghiệm, nhưng vẫn có khả năng đấu tranh phòng vệ trong bối cảnh hội nhập.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, điều quan trọng là các doanh nghiệp khi bị cơ quan nước ngoài áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải có tinh thần hợp tác, kiên trì, không được tránh né. Nếu tránh né, cơ quan phụ trách phòng vệ nước ngoài sẽ được quyền áp dụng ngay vì bất hợp tác.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp để sẵn sàng trong quá trình điều tra, chuẩn hóa các số liệu, không chỉ phục vụ cho các cơ quan điều tra nước ngoài mà còn phục vụ tốt cho chính doanh nghiệp khi đề nghị Cục Quản lý Cạnh tranh áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất của ngành mình…/.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thép Hòa Phát tăng trưởng gần 10% trong quý I/2018
14:56' - 10/04/2018
Kết thúc quý I/2018, thép xây dựng Hòa Phát tăng trưởng gần 10% so với cùng kỳ 2017 với mức sản lượng 542.000 tấn.
-
Doanh nghiệp
Hòa Phát xuất khẩu dây thép rút sang Lào và Hàn Quốc
10:02' - 09/04/2018
Trong tháng 3 đầu năm, đơn vị này đã xuất bán được hơn 3.000 tấn dây thép rút cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Lào, Hàn Quốc.
-
DN cần biết
Thép xuất xứ Việt Nam bị EC điều tra phòng vệ thương mại
18:02' - 30/03/2018
Quyết định này được đưa sau khi Hệ thống giám sát nhập khẩu sắt thép của EC ghi nhận khối lượng thép nhập khẩu vào Châu Âu gia tăng đột biến từ tháng 3/2016.
-
Hàng hoá
Kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá dây thép dạng cuộn nhập khẩu
20:31' - 29/03/2018
Cơ quan điều tra Australia (ADC) vừa ban hành kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép dạng cuộn nhập khẩu từ Việt Nam, Indonesia, và Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
WinCommerce thúc đẩy tiêu thụ nông sản Bắc Giang, Bắc Kạn
20:06' - 27/05/2022
Chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ đang đồng hành cùng nông dân tỉnh Bắc Giang, Bắc Kạn nhằm tiêu thụ nông sản chủ lực của hai địa phương này tại hệ thống hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng trên toàn quốc.
-
Doanh nghiệp
Ferrero thực hiện đợt thu hồi sản phẩm lớn nhất 20 năm qua
19:27' - 27/05/2022
Ferrero France - chi nhánh tại Pháp của tập đoàn Ferrero mới đây thông báo đã thu hồi hơn 3.000 tấn sản phẩm hiệu Kinder do lo ngại bị nhiễm khuẩn salmonella.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines dương vốn chủ sở hữu sau kiểm toán năm 2021
18:13' - 27/05/2022
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) dương vốn chủ sở hữu sau kiểm toán.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Các hãng hàng không giá rẻ phục hồi nhờ nhu cầu bay quốc tế
16:44' - 27/05/2022
Các hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc đang trên đà phục hồi sau đợt suy giảm suốt một thời gian dài vừa qua, nhờ nhu cầu đi lại quốc tế gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Qatar Airways và Airbus muốn dàn xếp tranh chấp ngoài tòa án
16:05' - 27/05/2022
Hãng hàng không Qatar Airways và nhà sản xuất máy bay Airbus của châu Âu cho biết hai hãng muốn giải quyết vụ tranh chấp tỷ đô ngoài tòa án, sau phiên điều trần ngày 26/5.
-
Doanh nghiệp
Một doanh nghiệp ở Bình Phước bị cấm tham gia đấu thầu
15:24' - 27/05/2022
UBND tỉnh Bình Phước đã ký ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty TNHH MTV xây dựng A. H, có địa chỉ tại xã Bom Bo, huyện Bù Đăng.
-
Doanh nghiệp
Doanh thu từ quảng cáo của các công ty công nghệ lớn "giảm tốc"
15:17' - 27/05/2022
Các nền tảng kỹ thuật số bao gồm Alphabet Inc, Meta Platforms Inc, Snap Inc và Twitter Inc hiện thực sự khó khăn giữa bối cảnh xu hướng quảng cáo do đại dịch COVID-19 đang sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Central Retail Việt Nam đưa vào hoạt động TTTM GO! Lào Cai
14:49' - 27/05/2022
Trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại bậc nhất tỉnh Lào Cai đã chính thức khai trương đi vào hoạt động tại Tiểu Khu đô thị số 13, đường Trần Hưng Đạo, phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai.
-
Doanh nghiệp
PVEP: Đóng góp cho nền kinh tế 72 triệu tấn quy dầu trong 15 năm phát triển
14:39' - 27/05/2022
Trong 15 năm hình thành và phát triển, PVEP đã khai thác được 72 triệu tấn quy dầu, trong đó 51 triệu tấn dầu và 21 tỷ m3 khí, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.