Triển vọng phục hồi đồng đều giữa các nền kinh tế châu Âu còn hạn chế
Tuy nhiên, đà phục hồi này được cho là sẽ diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia trong lục địa.
Italy và Tây Ban Nha sẽ phục hồi nhanh hơn Pháp và Đức?
Sau khi bị "điêu đứng" bởi những làn sóng lây nhiễm liên tiếp, nền kinh tế châu Âu đang dần khởi sắc. Tại châu lục này, các chương trình tiêm chủng được triển khai rộng rãi và những biện pháp hạn chế cũng dần được nới lỏng. Hôm 17/5, giờ giới nghiêm tại Italy đã được kéo dài đến 11 giờ tối (trước là 10 giờ tối) và hôm 19/5, người dân Paris đã chính thức được đi đến những quán cafe yêu thích của họ lần đầu tiên sau 6 tháng.
Trong khi đó, các công ty tại Đức đang hoạt động với tâm lý lạc quan nhất của hai năm qua, theo số liệu công bố hôm 25/5. Điều này khiến niềm tin vào nền kinh tế cũng được nhân rộng đáng kể. Tuy nhiên, để có được sự phục hồi bao trùm và dài hạn, "Lục địa Già" vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Châu Âu đã bước vào cuộc khủng hoảng COVID-19 với những "vết sẹo chưa liền", khi các quốc gia ở phía Bắc chẳng hạn như Đức vốn phát triển vượt trội hơn những nước phía Nam như Tây Ban Nha và Italy. Và đại dịch đã làm những vết thương này thêm trầm trọng.
Trong giai đoạn từ quý IV/2019 đến quý thứ II/2020, chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình ở Tây Ban Nha và Italy đã giảm lần lượt 30% và 20%, so với mức chỉ 11% ở Đức.
Trong bối cảnh đó, các lệnh phong tỏa và tình trạng thiếu hụt doanh thu ngành du lịch đã khiến nhiều quốc gia điêu đứng. Vào cuối năm 2020, mức tiêu thụ ở Italy và ở Tây Ban Nha thấp hơn 1/10 so với mức đỉnh trước khủng hoảng, trong khi ở Đức và Pháp con số này chỉ lần lượt là 6% và 7%.
Mặc dù vậy, hiện đã xuất hiện những chỉ dấu cho thấy các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch lại đang phục hồi nhanh hơn. Dữ liệu của Google được ghi nhận từ giữa tháng 5/2021 cho thấy tốc độ bình thường hóa ngành du lịch giải trí và bán lẻ tại Italy và Tây Ban Nha diễn ra nhanh hơn so với Pháp và Đức, có lẽ vì hai quốc gia này đã quyết định mở cửa nền kinh tế sớm hơn.
Số liệu thống kê từ Indeed, một nền tảng tìm kiếm việc làm trên toàn thế giới của Mỹ, cho thấy số vị trí được tuyển dụng mới ở Italy phục hồi nhanh hơn nhiều so với ở Pháp và Đức.
Nguyên nhân dẫn đến về tình trạng này, bên cạnh việc các biện pháp phong tỏa được một số chính phủ nhanh chóng nới lỏng, có ba yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự đồng đều của quá trình hồi phục kinh tế.
Đầu tiên là mức độ nới lỏng. Việc "tháo nút" các hạn chế đi lại là rất quan trọng đối với Tây Ban Nha, quốc gia có doanh thu từ du lịch chiếm đến 12% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở giai đoạn trước đại dịch. Trong khi đó, sức mạnh của quá trình bùng nổ công nghiệp tại Đức lại phần lớn dựa vào việc các "nút thắt cổ chai" dọc theo chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được giải quyết như thế nào.
Yếu tố thứ hai là mức độ chịu chi của người tiêu dùng. Những khoản tiền tiết kiệm "dư thừa" lớn trong khủng hoảng có thể giúp các nước bị ảnh hưởng hơn phục hồi nhanh hơn. Về vấn đề này, so với người Pháp và người Đức, thì người Italy và người Tây Ban Nha đã tiết kiệm được nhiều hơn trong năm 2020 so với năm 2019.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ sẽ tiêu hết số tiền này. Một cuộc khảo sát đối với 5.000 người tiêu dùng châu Âu của ngân hàng UBS cho thấy người tiêu dùng tại Tây Ban Nha có kế hoạch chi tiêu ít hơn những quốc gia khác. Với tình hình khó khăn trên thị trường lao động, sự thận trọng đó không có gì đáng ngạc nhiên. Vào tháng 3/2021, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia Tây Âu là 15%, cao gấp 3 lần ở Đức.
Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến sự phục hồi là mức độ hiệu quả của các chính sách tài khóa mà các chính phủ đang thực hiện. Nỗi sợ hãi về sự phân cấp đã làm nâng tầm tính cần thiết của các quỹ phục hồi thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Trong bối cảnh đó, theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới S&P, một lượng lớn tiền mặt sẽ được phân bổ đến Italy và Tây Ban Nha, qua đó có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tại những quốc gia này lên mức cao hơn gấp hai lần so với Pháp và Đức.
Triển vọng phục hồi đồng đều giữa các nền kinh tế
Tại một cuộc họp hôm 21-22/5, các chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức tư vấn Bruegel đã cảnh báo rằng các Bộ trưởng Tài chính châu Âu có thể cần phải đi xa hơn.
Do nhiều chuyên gia dự báo cho rằng vì EU sẽ không thể đạt mức sản lượng như thời điểm trước đại dịch cho đến năm 2022, một chương trình kích thích kinh tế bổ sung sẽ giúp giải quyết tình trạng bất bình đẳng đã phát sinh trong đại dịch, chẳng hạn như gánh nặng gia tăng đối với thanh niên và những người ít học.
Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia vẫn nhận định rằng trong tương lai gần, triển vọng hội tụ giữa các nền kinh tế châu Âu sẽ còn hạn chế.
Mặc dù có sự hỗ trợ từ quỹ phục hồi song dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy nền kinh tế Italy sẽ sụt giảm 0,1% trong giai đoạn các năm 2019-2023, còn nền kinh tế Tây Ban Nha sẽ tăng trưởng 1,9%. Trong khi đó, Pháp và Đức dự kiến sẽ tăng lần lượt 2,9% và 3,5%.
Điều này có nghĩa là nếu không có thêm sự hỗ trợ, các nền kinh tế vốn đã bị tụt hậu giai đoạn trước đại dịch sẽ chứng kiến sự phục hồi của họ chậm lại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU giúp "mở cửa" châu Âu
08:20' - 27/05/2021
“Chứng nhận kỹ thuật số về COVID của EU” (EU digital COVID certificate), một công cụ được đề xuất với mục tiêu tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân EU dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7 tới.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp châu Âu chuyển địa điểm sản xuất khỏi châu Á do dịch COVID-19
06:38' - 26/05/2021
Theo xu hướng bảo hộ trong thương mại thế giới, việc di dời sản xuất từ châu Á sang các nước công nghiệp phát triển cũ bắt đầu trong thập kỷ qua. Hiện tượng này sẽ gia tăng đáng kể ở châu Âu sau dịch.
-
Kinh tế Thế giới
7 điểm đáng lưu ý của Chứng chỉ xanh kỹ thuật số châu Âu
14:29' - 23/05/2021
Chứng chỉ xanh kỹ thuật số sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU, dự kiến diễn trong ngày 24-25/5.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.