Triều Tiên ngừng thử hạt nhân giúp mở rộng triển vọng kinh tế Hàn Quốc
Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết nước này sẽ ngừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa đồng thời đóng cửa một bãi thử hạt nhân để tập trung vào phát triển kinh tế. Tuyên bố này được đưa ra trước thềm các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và Mỹ - Triều.
Động thái này giúp giới đầu tư Hàn Quốc gia tăng hy vọng về việc giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên vốn được coi như một lý do chính khiến cổ phiếu trong nước bị định giá thấp trong những thập kỷ qua.
Các chuyên gia cho rằng quyết định mới của Triều Tiên có thể cải thiện triển vọng xếp hạng của Hàn Quốc bằng cách giảm cái gọi là “rủi ro Triều Tiên”, như các nguy cơ chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và sự thay đổi đột ngột trong chính quyền Bình Nhưỡng.
Giáo sư kinh tế Kim Jung-sik thuộc Đại học Yonsei nhận định: “Cam kết giải giáp hạt nhân của Triều Tiên có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế Hàn Quốc do căng thẳng quân sự thấp hơn là yếu tố ổn định trong nền chính trị và an ninh. Điều đó có thể tạo cơ hội cho việc giảm bớt tình trạng giá cổ phiếu của Hàn Quốc bị định giá thấp và thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại đây”.
Trong tháng 11/2017, hãng Moody đã giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm cao kỷ lục Aa2 cho Hàn Quốc, song viện dẫn các khả năng khiêu khích của Triều Tiên như những nguy cơ tụt hạng cho nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á này. Một cơ quan xếp hạng khác là Fitch, cũng đã duy trì mức xếp hạng cho Hàn Quốc là AA1, lưu ý việc nguy cơ liên quan tới Triều Tiên làm trầm trọng thêm tâm lý các nhà đầu tư có thể kéo thị trường chứng khoán xuống và làm suy yếu giá trị đồng nội tệ.
Việc nhà lãnh đạo Triều Tiên chuyển trọng tâm quốc gia sang khôi phục nền kinh tế cũng có thể tạo ra những cơ hội lớn về cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp khác có khả năng tham gia vào những dự án chung, trong đó có khu công nghiệp chung Kaesong bị đóng cửa ở Triều Tiên.
Các nhà quan sát địa phương đã lạc quan thận trọng khi cho rằng các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và giữa Triều Tiên với Mỹ có thể dẫn tới việc quốc tế nới lỏng trừng phạt vốn phong tỏa các dự án kinh doanh liên Triều.
Giáo sư Lim Eul Chul thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Đại học Kyungnam cho rằng, “Khu công nghiệp chung Kaesong nhiều khả năng sẽ hoạt động trở lại sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều do đây là biểu tượng của sự trao đổi, hòa giải và hòa bình liên Triều.
Tuyên bố của Triều Tiên về việc ngừng các vụ thử hạt nhân báo hiệu việc sớm nối lại hoạt động của khu công nghiệp này’.
Khu công nghiệp chung Kaesong, nằm cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 50km về phía Tây Bắc, đã đóng vai trò là nguồn thu nhập chính của Triều Tiên từ năm 2004. Khu công nghiệp này thu hút hơn 54.000 lao động Triều Tiên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên
15:51' - 20/03/2018
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha khẳng định các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sẽ không được nới lỏng cho đến khi Bình Nhưỡng có hành động cụ thể về giải trừ vũ khí hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
TTK LHQ hối thúc đối thoại về vấn đề hạt nhân Triều Tiên
12:52' - 10/02/2018
Ngày 9/2, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã gặp Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Triều Tiên Kim Yong-nam và bày tỏ hy vọng phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình.
-
Kinh tế Thế giới
Trưởng đoàn đàm phán 6 bên của Hàn Quốc tới Mỹ thảo luận vấn đề hạt nhân Triều Tiên
12:58' - 09/01/2018
Tiến trình đàm phán 6 bên - gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ - đình trệ kể từ cuộc đàm phán lần gần đây nhất vào tháng 12/2008.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc không ủng hộ phương án "cùng đóng băng" trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên
16:59' - 04/01/2018
Theo hãng tin Yonhap, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kyu-duk tuyên bố Hàn Quốc không ủng hộ phương án được gọi là "cùng đóng băng".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh chi 3,15 tỷ USD vào ngành công nghiệp thép
07:56'
Ngày 16/2, Bộ Thương mại và Kinh doanh Anh thông báo cơ quan này mong muốn nhận được phản hồi của công chúng về một chiến lược về thép nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của ngành thép Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.