Trình dự án đầu tư 1.400 tỉ đồng nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 2
Theo tờ trình, dự án sẽ nạo vét mở rộng phía bờ Nam đoạn Chợ Gạo (trên địa phận tỉnh Tiền Giang). Tổng mức đầu tư (đã bao gồm lãi vay) của Dự án là 1.388 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư 15%, vốn vay 85%, thời gian thu phí hoàn vốn: khoảng 17 năm 10 tháng.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cho biết, qua hồ sơ báo cáo nghiên cứu kỹ thuật và thiết kế cơ sở của Công ty cổ phần Tư vấn Thiết kế giao thông vận tại phía Nam, cho thấy dự án khả thi về mặt tài chính khi thực hiện đầu tư giai đoạn 2 theo hình thức BOT (Xây dựng-Khai thác-Chuyển giao), với điều kiện nhà đầu tư được thu phí sử dụng đường thủy nội địa trên toàn bộ tuyến kênh với chiều dài 28,6 km để hoàn vốn đầu tư.
Về phương án thu phí, theo đề xuất, nhà đầu tư chỉ thu phí với các tàu thương mại vận tải hàng hóa có trong tải toàn phần lớn hơn 100 tấn; đối với phương tiện chuyên dùng quy đổi 1 mã lực tương đương 1 tấn trọng tải; đối với tàu chở khách quy đổi 1 ghế hành khách tương đương 1 tấn trọng tải, 1 giường nằm tương đương 6 ghế hành khách.
Dự kiến mức thu phí là 50 đồng/tấn.km, tương đương 1.430 đồng/tấn (tính trên chiều dài kênh là 28,6 km); tăng phí 3 năm một lần, mỗi lần tăng 3%.
Về phương thức thu phí, sẽ kết hợp với việc thu thủ công trực tiếp tại các trạm thu phí và thu phí qua đang kiểm, hệ thống cảng vụ và công nghệ không dừng công nghệ ETC. Nhà đầu tư có thể đề xuất các phương án thu phí khác mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Kênh Chợ Gạo là một con kênh đào tại tỉnh Tiền Giang, nối liền sông Tiền Giang với sông Vàm Cỏ. Đoạn kênh là tuyến đường giao thông thuỷ huyết mạch của đồng bằng sông Cửu Long kết nối các tỉnh miền Tây với Tp. Hồ Chí Minh.
Dự án đầu tư xây dựng Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Long An, có điểm đầu tại Km0 (ngã ba sông Vàm cỏ), điểm cuối tại Km28+687 (ngã ba sông Tiền).
Kênh Chợ Gạo sau khi nạo vét sẽ đạt tiêu chuẩn cấp II đường thủy nội địa, có chiều rộng chạy tàu 55m; chiều sâu 3,1m. Theo số liệu thống kê, có khoảng 1.800 lượt tàu thuyền lưu thông trên tuyến kênh này mỗi ngày đêm.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ giải quyết được ùn tắc giao thông thủy trên toàn tuyến, kết nối giao thông thủy giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh. Đồng thời chống xói lở bờ kênh, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trong khu vực.
Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, giai đoạn 1 của Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (bố trí cho dự án giai đoạn 2012-2015) đến nay đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy tốt hiệu quả dự án như: giảm thời gian lưu thông và tình trạng ùn tắc trên tuyến, nâng cao năng lực vận tải và tăng cường an toàn giao thông thủy; đồng thời, ngăn ngừa hiện tượng xói lở bờ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư sống dọc theo tuyến kênh; góp phần cải tạo bộ mặt đô thị, nông thôn sau khi đường dân sinh trong khuôn khổ dự án được xây dựng dọc theo kênh.
Tuy vậy, phía bờ Nam kênh Chợ Gạo, dự kiến thực hiện ở giai đoạn 2 hiện chưa thể triển khai được do khó khăn về bố trí vốn ngân sách. Vì vậy, việc kêu gọi vốn xã hội hóa bằng hình thức BOT đang là hướng khả thi giải quyết khó khăn về vốn cho dự án./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Các dự án BOT, BT giao thông: Cần quan tâm đến mức phí và tính minh bạch
13:09' - 07/06/2016
Ngày 7/6, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011–2015.
-
Kinh tế Việt Nam
Minh bạch dự án BOT: Cần làm rõ từng khâu
20:48' - 02/06/2016
Việc phát triển “nóng” các dự án này đã ảnh hưởng lớn đến sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp, bởi mức thu phí cao hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều vấn đề phát sinh trong các dự án BOT, BT trọng điểm tại Tp. Hồ Chí Minh
19:31' - 31/05/2016
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết quả thanh tra dự án BOT, BT trọng điểm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh với nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay dự án BOT, BT giao thông
20:41' - 27/05/2016
Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kiểm soát rủi ro cho vay trong các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.