Trình Thủ tướng Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao
Theo tờ trình, đây là dự án thuộc nhóm quan trọng quốc gia, do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định cấp đầu tư dự án.
Theo đề xuất tại báo cáo, tổng chiều dài dự án khoảng 1.559 km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, đi qua 20 địa phương, nối Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Trong đó, 14 km tại Hà Nội đi chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội (đoạn từ ga Hà Nội đến ga Ngọc Hồi), còn 1.545 km đi từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm có 24 ga và 3 ga quy hoạch tiềm năng, 5 depot, 42 cơ sở bảo trì hạ tầng. Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách. Dự án có tổng mức đầu tư 1.334.459 tỷ đồng (khoảng 58,71 tỷ USD). Dự án được chia thành 2 giai đoạn xây dựng: giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 561,6 nghìn tỷ đồng (khoảng 24,71 tỷ USD); giai đoạn 2 là 772,6 nghìn tỷ đồng (khoảng 34 tỷ USD). Thời gian thực hiện dự kiến như sau: giai đoạn 2020 - 2032 nghiên cứu, đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Tp. Hồ Chí Minh; giai đoạn 2 dự kiến từ 2032 - 2050 đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang, trong đó đoạn Vinh - Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng - Nha Trang hoàn thành năm 2050. Về nguồn vốn, báo cáo nghiên cứu đề xuất Nhà nước đầu tư khoảng 80%, vốn tư nhân khoảng 20% tổng mức đầu tư (mua sắm đoàn tàu và một số thiết bị; chịu trách nhiệm vận hành khai thác, duy tu bảo dưỡng và trả phí thuê hạ tầng). Theo phân tích của đơn vị tư vấn nghiên cứu (Liên danh do Tổng công ty tư vấn thiết kế (Tedi) đứng đầu), tỷ lệ này mang lại tính khả thi về hiệu quả tài chính. Đánh giá tác động tới nền kinh tế hoặc nợ công, báo cáo nghiên cứu cho biết, với trường hợp sử dụng 100% vốn trong nước, giá trị đầu tư hàng năm trong giai đoạn 1 tối đa chiếm 0,7% GDP và giai đoạn 2 tối đa 0,55% GDP. Trường hợp 100% vốn đi vay, với tình hình sử dụng và mức trả nợ công hiện nay của Chính phủ, dự án không làm vượt trần nợ công 65% theo quy định trong suốt hai giai đoạn đầu tư dự án. Về công nghệ, nội dung tờ trình cho biết, nguyên lý chung của đường sắt tốc độ cao chạy trên ray là sử dụng động cơ điện và chạy trên ray tiêu chuẩn. Vấn đề cốt lõi tạo nên sự khác biệt là của công nghệ gồm công nghệ đoàn tàu và hệ thống thông tin tín hiệu điều khiển chạy tàu.Trong đó, công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán của Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc); công nghệ hệ thống thông tin tín hiệu, sử dụng công nghệ truyền tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến, đóng đường sử dụng phân khu di động.
“Việc lựa chọn công nghệ nêu trên đảm bảo tính đồng bộ, tiếp cận các công nghệ tiên tiến; thuận lợi cho việc tiếp nhận, chuyển giao sau này và giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng (trong bối cảnh quy mô công trình cầu, hầm chiếm 70%)”, nội dung tờ trình nêu. Về tổ chức chạy, tàu, thời gian chạy tàu từ Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh là 5h20 phút (nếu không dừng ở một số ga) và 6h55 phút nếu dừng ở tất cả các ga. Thời gian khai thác từ 6-24h. Mô hình quản lý khai thác dự án là tách bạch quản lý với kinh doanh, theo đó thành lập tổng công ty nhà nước quản lý hạ tầng, còn nhà đầu tư thành lập các công ty vận tải để vận hành, khai thác. Về nguồn nhân lực, dự án cần khoảng 13.773 nhân lực với các chuyên ngành khác nhau; trong đó giai đoạn đến năm 2030 cần đào tạo 5.182 người, đến năm 2040 cần đào tạo thêm khoảng 7.569 nhân lực và đến 2050 cần thêm khoảng 932 nhân lực. Để đáp ứng được nguồn nhân lực, cần có một đơn vị đào tạo đủ năng lực kết hợp với các trường đại học trong và ngoài nước, viện nghiên cứu đường sắt và chuyên gia nước ngoài hỗ trợ dự án. Trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Quốc hội thông qua, Bộ Giao thông Vận tải sẽ triển khai chuẩn bị nghiên cứu phương án thành lập Học viện Đường sắt riêng hoặc trên cơ sở các viện nghiên cứu hiện có để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Cùng đó, đề xuất cần thành lập trước công ty khai thác đường sắt tốc độ cao 5-7 năm để chuẩn bị khai thác. Về phát triển công nghiệp đường sắt, dự kiến các đơn vị chuyển giao công nghệ phải xây dựng các cơ sở công nghiệp và liên doanh với các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam nhằm rút ngắn quá trình tiếp nhận và làm chủ công nghệ. “Trên cơ sở tiến độ dự kiến trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án vào kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét sớm thành lập hội đồng thẩm định Nhà nước để thẩm định dự án theo quy định”, nội dung tờ trình nêu./.>>> Quảng Ninh đặt mục tiêu khởi công cao tốc Vân Đồn – Móng Cái trong quý I/2019
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành chính thức từ tháng 4/2019
20:51' - 14/02/2019
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông dự kiến chạy chính thức từ tháng 4 tới đây.
-
Doanh nghiệp
Điều chỉnh tổng mức đầu tư 2 tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh
06:30' - 12/02/2019
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có kết luận về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh, tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương).
-
Kinh tế Thế giới
Nhà thầu Trung Quốc đề nghị giảm mạnh chi phí xây dựng tuyến đường sắt của Malaysia
15:03' - 01/02/2019
Nhà thầu China Communications Construction Co Ltd đã đề nghị giảm một nửa khoản chi phí 67 tỷ ringgit (16,39 tỷ USD) cho việc xây dựng tuyến đường sắt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất các giải pháp giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững
21:21'
Chiều 8/7, Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) đã đề xuất các giải pháp chiến lược và thực tiễn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong bối cảnh mới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ: Nhiều điểm nhấn trong thương mại song phương
21:10'
Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã mở ra một chương mới, mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ hai nước, nhất là khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chưa đảm bảo tiến độ cầu vượt ngang
20:12'
Dự án thành phần 3 cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu mặc dù đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4/2025 nhưng cho đến nay vẫn còn 2 cầu vượt ngang chưa đảm bảo tiến độ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháo gỡ khó khăn hai dự án cao tốc qua Lạng Sơn
20:12'
Chiều 8/7, UBND tỉnh Lạng Sơn họp chuyên đề tháo gỡ vướng mắc hai dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng).
-
Kinh tế Việt Nam
Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Israel tăng gần 45%
19:03'
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi xung đột ở Trung Đông, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Israel vẫn đạt 1,565 tỷ USD, tăng 44,64% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị thông xe một làn sau vụ sạt lở đất tại Quốc lộ 15D
19:00'
Ban Quản lý bảo trì giao thông (Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị) đang phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thông xe một làn sau vụ sạt lở đất trên tuyến Quốc lộ 15D.
-
Kinh tế Việt Nam
Đợt đặc xá dịp 2/9 có ý nghĩa đặc biệt, diện đối tượng được xem xét mở rộng hơn
18:03'
Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, với ý nghĩa đặc biệt của đợt đặc xá dịp 2/9 nên phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được xem xét đề nghị đặc xá được mở rộng hơn đợt 1 dịp 30/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc Knapper: Nhiều trụ cột hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
17:48'
Ngày 8/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã gặp gỡ báo chí để thông tin về những cột mốc quan trọng và định hướng tương lai của mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel hợp tác đào nhân lực về AI
17:40'
Thành phố Hồ Chí Minh và Tập đoàn Intel phối hợp tác đào tạo nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), trong đó tập trung vào cán bộ, công chức, những người đã và sắp đi làm của Thành phố.