Trở thành tỷ phú từ trồng nhãn Ido
*Gần 10 năm gắn bó với cây nhãn Ido
Nông dân Nguyễn Hữu Thanh là một điển hình về hăng hái thi đua lập nghiệp, làm giàu cho bản thân. Chia sẻ với phóng viên, anh Thanh kể, trước đây, gia đình có 5.000 m2 trồng nhãn quế nhưng không mang lại lợi nhuận cao, thường xuyên bị bệnh chổi rồng, giá bán thấp và thương lái cũng không muốn mua. Do đó, sau khi đi tham quan nhiều nơi nhận thấy giống nhãn này cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2012, anh quyết định chuyển sang trồng nhãn Ido.
Theo anh Thanh, Ido là giống nhãn mới đối với người dân huyện Bình Đại, đòi hỏi kỹ thuật canh tác khá khắt khe nhưng năng suất và sản lượng gấp đôi nhãn quế, đặc biệt là không bị bệnh chổi rồng.
“Nhãn Ido khó ở kỹ thuật xử lý làm trái nên tôi đi phải học kinh nghiệm ở nhiều nơi mới xử lý tốt được khâu này. Hơn nữa, so với nhiều giống nhãn truyền thống của tỉnh như: nhãn long, tiêu quế, xuồng cơm vàng thì nhãn Ido là giống mới, sinh trưởng mạnh, năng suất cao” - anh Thanh chia sẻ.
Nhờ đam mê với cây nhãn và chịu khó học hỏi, say mê lao động, vườn nhãn Ido của anh Thanh ít bị sâu bệnh, ngày càng phát triển tốt, cây lớn và cao đều, trái nhiều cho năng suất cao từ 30-35 tấn/ha.
Thấy được hiệu quả từ cây nhãn Ido, nên toàn bộ số tiền kiếm được từ bán nhãn Ido mang lại, anh Thanh đều dành để mua thêm đất và mở rộng thêm diện tích nhãn Ido. Hiện nay, anh Thanh trở thành người nông dân có vườn nhãn lớn nhất ở tỉnh Bến Tre.
“Cây nhãn cho trái bán được giá ổn định, cuộc sống gia đình tôi không ngừng được cải thiện. Từ đó, mỗi năm, tôi đều mua từ 5.000 - 7.000 m2 đất để trồng nhãn Ido, nâng tổng diện tích trồng nhãn lên 7 ha như hiện nay” - anh Thanh nói.
Anh Thanh cho biết, nhờ vào công chăm sóc của anh và được thiên nhiên ưu đãi, cây nhãn Ido cho trái đẹp, chất lượng cao (dày cơm, độ ngọt vừa phải, để được lâu) nên dễ xuất khẩu. Để bán được giá cao từ 28.000 đến trên 30.000 đồng/kg, anh Thanh xử lý cho cây nhãn ra hoa trái vụ.
Theo anh Thanh, cây nhãn Ido nếu chăm sóc tốt thì hai năm sẽ cho thu hoạch, bình quân khoảng 100 kg/cây. Hàng năm, trừ các khoản chi phí, anh có lời gần 2 tỷ đồng, có những năm trúng mùa, được giá cao thì tiền lời lên đến 3 tỷ đồng.
*Trồng nhãn Ido xuất khẩu
Nhãn Ido của anh Thanh trồng được các doanh nghiệp ở tỉnh Bến Tre và Tp. Hồ Chí Minh đến tận vườn thu mua, sau đó đem đi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước châu Âu. Để thuận lợi trong việc tiêu thụ, năm 2012, anh Thanh cùng nhiều người dân ở xã Long Hoà thành lập Tổ hợp tác nhãn Long Hoà (22 thành viên, trồng nhãn Ido trên tổng diện tích 40 ha).
Tổ hợp tác nhãn Long Hoà cũng đã nhờ Viện Cây quả miền Nam và UBND xã Long Hoà tổ chức hướng dẫn quy trình trồng theo hướng VietGAP. Mặc dù quy trình kỹ thuật trồng nhãn Ido theo chuẩn VietGAP nghiêm ngặt nhưng các thành viên trong tổ hợp tác đều nhiệt tình làm và thành công.
Năm 2016, Tổ hợp tác nhãn Long Hoà mở rộng lên thành Hợp tác xã nông nghiệp Long Hoà (trên 100 thành viên). Anh Thanh trong vai trò là lãnh đạo đã định hướng sản xuất theo quy trình an toàn, có chất lượng, đồng thời ký kết hợp đồng thu mua phân bón, vật tư nông nghiệp với các đại lý, doanh nghiệp để phân phối cho các thành viên.
Anh Thanh còn đại diện các thành viên trong Hợp tác xã nông nghiệp Long Hoà cùng Hội Nông dân tỉnh kết nối tiêu thụ sản phẩm tận chợ đầu mối Thủ Đức để đã đưa sản phẩm nhãn Ido vào chợ này. Đồng thời, ký hợp đồng với một công ty xuất khẩu trái cây trong tỉnh bao tiêu sản phẩm cho người nông dân với sản lượng 300 tấn/năm. Mặc dù vốn điều lệ không nhiều nhưng Hợp tác xã nông nghiệp Long Hòa được đánh giá hoạt động năng động, hiệu quả. Hiện nay, do nhiều công việc, anh Thanh giao cho người khác quản lý, điều hành.
Anh Thanh cũng cho biết, mùa khô năm 2019 - 2020 vừa qua, ở địa phương, nước mặn xâm nhập sâu, kéo dài với độ mặn cao từ 10 - 12‰. Trong khi đó, nhãn Ido chỉ chịu được độ mặn dưới 3‰ nên trên 2 ha nhãn Ido của anh chuẩn bị thu hoạch trái bị chết (khoảng 400 cây, đã trồng được từ 2-3 năm).
Do xâm nhập mặn và ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhãn Ido gặp khó khăn trong xuất khẩu, thị trường nội địa không ai mua nên giá nhãn xuống thấp, khiến anh Thanh bị thua lỗ khoảng 2 tỷ đồng.
“Nếu không trồng tiếp nhãn Ido, thì tôi sẽ thay đổi giống nhãn khác, đáp ứng theo nhu cầu thị trường ngày càng đòi hỏi cao” - anh Thanh nói.
Ngoài việc trồng vườn nhãn Ido chuyên canh, anh Thanh còn đi thu mua nhãn của nhà vườn khác tại địa phương để cung ứng cho các doanh nghiệp đưa đi xuất khẩu. Gần đây, để xuất khẩu nhãn Ido được tốt hơn, anh Thanh còn chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu hiệu độc quyền “Nhãn VietGAP Long Hoà”.
Theo ông Nguyễn Quốc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Long Hòa, anh Nguyễn Hữu Thanh là nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền và là nông dân tỷ phú với mô hình trồng nhãn Ido. Ngoài nâng cao thu nhập của gia đình, hàng năm vườn nhãn của gia đình giúp giải quyết việc làm hàng ngày cho 7-10 lao động tại địa phương.
Anh Thanh là thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Long Hòa có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế tập thể của xã nhà nhất là hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp Long Hòa. Có thể nói, anh Thanh là một điển hình tiêu biểu, là tấm gương góp phần lan tỏa tinh thần hăng say lập nghiệp, khởi nghiệp và khát vọng vươn lên làm giàu của nông dân.
Từ năm 2015 đến nay, anh Thanh được các cấp Hội Nông dân tặng nhiều giấy khen, bằng khen, với thành tích nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, được Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre tặng nhiều bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nhiều năm liền./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhãn cuối vụ tăng giá
07:46' - 10/10/2020
Hiện nay, giá nhãn mùa nghịch và cuối vụ tại Đồng Tháp tăng từ 8.000-10.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 7 và tháng 9/2020.
-
Hàng hoá
Công bố chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hưng Yên
20:36' - 02/10/2020
Ngày 2/10, tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2017 - 2020, công bố quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.
-
Hàng hoá
Giá vựa nhãn tiêu da bò ở Bình Phước “lao dốc”
12:20' - 15/09/2020
Hiện vụ nhãn tiêu da bò đang bước vào vụ thu hoạch, tuy nhiên người dân ở Bình Phước chưa kịp hưởng “quả ngọt” từ những thành quả lao động thì phải đối diện với khó khăn do giá xuống thấp.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường các sản phẩm chống nắng nóng hút khách
20:01' - 29/06/2022
Trong những ngày gần đây nhiệt độ ở Hà Nội lên cao gần 40 độ C, người người đổ xô tìm những vật dụng chống nắng khiến thị trường hàng chống nắng trở nên sôi động hơn hẳn.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á khép lại chuỗi ba phiên tăng liên tiếp chiều 29/6
16:41' - 29/06/2022
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 29/6 sau ba phiên tăng liên tiếp trước đó, trước áp lực từ những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu, nhưng nguồn cung thắt chặt đã hạn chế đà giảm của giá dầu.
-
Hàng hoá
Giá nông sản thế giới chi tiết hôm nay
10:12' - 29/06/2022
Giá chi tiết các kỳ hạn của mặt hàng ca cao, cà phê, bông, gỗ xẻ, đường, ngô, khô đậu tương, dầu đậu tương, đậu tương, lúa mỳ thế giới kết thúc phiên giao dịch ngày 28/6/2022.
-
Hàng hoá
Giá thịt lợn tại Nga có thể giảm 5-10% vào cuối năm 2022
10:07' - 29/06/2022
Nhiều người lo ngại rằng vào cuối năm, giá thịt lợn Nga có thể giảm từ 5–10%, điều này có nguy cơ khiến một số người chăn nuôi phải rời bỏ thị trường.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 28/6 do lo ngại về nguồn cung
08:05' - 29/06/2022
Chốt phiên 28/6, giá dầu WTI tăng 2,19 USD, hay 2%, lên 111,76 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 2,89 USD, hay 2,5%, lên 117,98 USD/thùng, do lo ngại về nguồn cung.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á tiếp tục tăng trong chiều 28/6
18:49' - 28/06/2022
Giới phân tích cũng cảnh báo tình hình bất ổn chính trị ở Ecuador và Libya có thể khiến nguồn cung dầu thu hẹp hơn nữa.
-
Hàng hoá
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu cao su
15:59' - 28/06/2022
Theo thống kê hải quan, trong 6 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cao su ước đạt 1,54 tỷ USD, sản lượng 772.000 tấn, tăng hơn 8% về lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
-
Hàng hoá
Sri Lanka ngừng bán nhiên liệu trong 2 tuần tới
11:13' - 28/06/2022
Chính phủ Sri Lanka thông báo: "Từ đêm 27/6, nhiên liệu sẽ không được bán ra, trừ nhiên liệu phục vụ các dịch vụ thiết yếu như y tế, vì chúng tôi muốn bảo quản lượng dự trữ rất nhỏ hiện có".
-
Hàng hoá
Indonesia phân phối 60 triệu lít dầu ăn giá ưu đãi cho người dân
09:07' - 28/06/2022
Chính phủ Indonesia ngày 26/6 thông báo đã triển khai việc phân phối 60 triệu lít dầu ăn với giá ưu đãi cho các thị trường truyền thống trên khắp cả nước.