Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản của công ty PT Putri Indah
Bộ Biển và Nghề cá Indonesia (KKP) cho biết, Trung Quốc đã ra lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản chế biến từ nhà xuất khẩu PT Putri Indah của Indonesia do tìm thấy dấu vết của mầm bệnh liên quan tới virus SARS-CoV-2 trên bao bì sản phẩm.
Trưởng Trung tâm Kiểm tra chất lượng của Cơ quan kiểm dịch thủy sản về kiểm soát chất lượng và an ninh (BKIPM) thuộc KKP Widodo Sumiyanto cho hay, Trung Quốc cấm các sản phẩm thủy sản chế biến từ Putri Indah vì đã tìm thấy dấu vết của mầm bệnh liên quan tới virus SARS-CoV-2 trên bao bì sản phẩm thủy sản.
Hiện nay, Trung tâm kiểm tra chất lượng KKP BKIPM đang tiến hành điều tra sự việc này. Cuộc điều tra có thời hạn một tuần, bắt đầu từ ngày 18/9/2020.
Ông Widodo Sumiyanto cũng cho hay sẽ tìm ra nơi có mầm bệnh liên quan tới virus SARS-CoV-2 bám trên bao bì các sản phẩm thủy sản của Putri Indah, sau đó sẽ báo cáo kết quả điều tra, đồng thời khẳng định virus chỉ ở bên ngoài bao bì chứ không phải bên trong sản phẩm. Cho đến nay, Indonesia đã hợp tác với Trung Quốc về sự bình đẳng trong hệ thống chất lượng của mỗi sản phẩm xuất khẩu. Công ty Putri Indah phải xin giấy phép xuất khẩu từ Trung Quốc do Indonesia đăng ký và được Chính phủ đảm bảo.
Trước đó, trích dẫn tờ Straits Times, Trung Quốc thông báo đã cấm các sản phẩm thủy sản chế biến từ Putri Indah sau khi tìm thấy dấu vết của mầm bệnh liên quan tới virus SARS-CoV-2. Văn phòng Hải quan Trung Quốc cho biết các mầm bệnh này được tìm thấy trên bao bì của các sản phẩm cá đông lạnh.
Tuy nhiên, công ty có trụ sở tại Bắc Sumatra không đưa ra bình luận gì thêm liên quan đến lệnh cấm của nhà chức trách Trung Quốc. Được biết, hiện Trung Quốc đang siết chặt các sản phẩm nhập khẩu và thực phẩm đông lạnh trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang bùng phát.
Lệnh cấm lần này không phải là lần đầu tiên. Kể từ tháng 6/2020, Trung Quốc đã áp đặt một quyết định tương tự sau khi phát hiện dấu vết của mầm bệnh liên quan tới virus SARS-CoV-2 trên bao bì, thùng chứa và các sản phẩm thịt, hải sản. Vào đầu tháng 9/2020, Hải quan Trung Quốc báo cáo rằng chỉ có 6 trong số hơn 500.000 mẫu thử nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tổng Giám đốc Cục Hải quan Trung Quốc, Bi Kexin, cho hay vào tháng Bảy năm nay, Trung Quốc đã phải cấm một số loại thực phẩm, bao gồm cả tôm từ ba công ty của Ecuador, do các mẫu kiểm tra lấy từ tôm thẻ chân trắng đóng gói nhập khẩu tại các cảng Đại Liên và Hạ Môn có nhiễm virus SARS-CoV-2./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khởi động cơ chế hạn chế "các thực thể nước ngoài không đáng tin cậy"
12:48' - 19/09/2020
Ngày 19/9, Trung Quốc thông báo đã chính thức thực thi cơ chế giúp nước này hạn chế "các thực thể không đáng tin cậy của nước ngoài".
-
Công nghệ
Trung Quốc kiên quyết phản đối lệnh cấm của Mỹ đối với WeChat, TikTok
09:14' - 19/09/2020
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 19/9 tuyên bố kiên quyết phản đối quyết định của Mỹ cấm các ứng dụng WeChat và TikTok trong các cửa hàng ứng dụng trực tuyến của Mỹ từ đêm 20/9.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc không muốn bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tại EU
06:00' - 19/09/2020
Một cuộc khảo sát với đối tượng là các thành viên của Phòng Thương mại Trung Quốc cho thấy 68% doanh nghiệp cảm thấy EU đang thắt chặt chính sách đối với doanh nghiệp Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tập trung cải cách doanh nghiệp nhà nước
15:25' - 18/09/2020
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định sẽ kiên định củng cố và phát triển khu vực công, đồng thời khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn khu vực ngoài công lập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa hơn nữa cho các công ty Mỹ
14:43' - 18/09/2020
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Cui Tiankai cho biết Trung Quốc tiếp tục mở cửa hơn nữa cho các công ty Mỹ trong những lĩnh vực mà Mỹ có khả năng cạnh tranh lớn như năng lượng, nông nghiệp và tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Hàn Quốc tham gia sáng kiến kinh tế mới nhằm đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng
08:47'
Hàn Quốc đã quyết định tham gia sáng kiến kinh tế mới do Mỹ dẫn dắt vì nó có thể giúp đa dạng hóa và ổn định chuỗi cung ứng của nước này.
-
Thị trường
Kết nối chuỗi giá trị nông sản Tây Nguyên
15:21' - 22/05/2022
"Kết nối chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên" sẽ mở ra cơ hội để các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh trong phát triển nông nghiệp.
-
Thị trường
Sản xuất tiêu thụ nông sản qua liên kết, phân phối hài hòa lợi ích
15:12' - 22/05/2022
Sóc Trăng đã có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, ký các cam kết tiêu thụ nông sản cho người trồng lúa, người trồng cây ăn trái, tạo đầu ra ổn định cho nhà nông.
-
Thị trường
Sơn La: Quảng bá thương hiệu mận Mộc Châu đến du khách
13:19' - 22/05/2022
Ngày 22/5, tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La diễn ra Ngày hội hái quả năm 2022. Đây là sự kiện nhằm quảng bá, giới thiệu thương hiệu mận hậu Mộc Châu đến người dân, du khách trong nước và quốc tế.
-
Thị trường
Chính phủ Indonesia cam kết tiêu thụ 54 tỷ USD sản phẩm trong nước
13:08' - 22/05/2022
Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu nâng tổng giá trị giao dịch các sản phẩm sản xuất trong nước được đặt hàng qua hệ thống e-catalog và thị trường trực tuyến lên mức 400.000 tỷ rupiah (27,2 tỷ USD).
-
Thị trường
Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa ổn định
13:06' - 22/05/2022
Trong tuần qua, giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung ổn định so với tuần trước.
-
Thị trường
Sudan mở rộng diện tích trồng lúa mỳ do khủng hoảng lương thực toàn cầu
10:06' - 22/05/2022
Quyền Bộ trưởng Nội các Sudan Osman Hussein Osman cho biết, nước này đã mở rộng đất canh tác, giúp giảm thiểu thiệt hại do giá lúa mỳ toàn cầu tăng vọt.
-
Thị trường
Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia
09:39' - 22/05/2022
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Saudi Arabia trong tháng 4/2022 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Gạo Ấn Độ tiếp tục giảm giá do nguồn cung trong nước dồi dào
18:18' - 21/05/2022
Giá gạo của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, tuần qua tiếp tục giảm, do nguồn cung trong nước dồi dào và đồng rupee giảm xuống mức thấp kỷ lục.