Trung Quốc công bố lộ trình phát triển kinh tế trong Năm mới
Trong bài viết đăng trên tờ “Nhân dân Nhật báo” mới đây, ông Hàn Văn Tú, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc, đã cung cấp thông tin chi tiết về lộ trình kinh tế của Trung Quốc cho năm 2025.
Theo bài viết, năm 2024, kinh tế Trung Quốc đã chứng tỏ khả năng phục hồi và tiến triển đáng kể trước những thách thức phức tạp trong nước và quốc tế. Một số thành tựu quan trọng tạo tiền đề cho tăng trưởng trong tương lai. Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới dự kiến tăng trưởng khoảng 5%, đóng góp gần 30% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và duy trì vị thế của Trung Quốc là động lực chính của kinh tế thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đạt những bước tiến đáng kể trong việc phát triển các lực lượng sản xuất chất lượng mới, đẩy mạnh các biện pháp cải cách và mở cửa và khả năng xuất khẩu phục hồi rõ ràng.
Bài viết cũng thừa nhận những thách thức mà kinh tế Trung Quốc phải đối mặt. Nhu cầu trong nước, đặc biệt là chi tiêu của người tiêu dùng, vẫn chưa mạnh và một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động. Áp lực việc làm tiếp diễn và rủi ro trong một số lĩnh vực tiếp tục là mối quan tâm.
Trên bình diện quốc tế, các xung đột địa chính trị và chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu gia tăng đã làm tăng thêm sự phức tạp mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt.
Bất chấp những thách thức này, bài viết cho rằng nền tảng kinh tế của Trung Quốc vẫn vững mạnh, với những lợi thế đáng kể, khả năng phục hồi và tiềm năng tăng trưởng. Các xu hướng tích cực dài hạn hỗ trợ sự phát triển của Trung Quốc vẫn không thay đổi.
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc gần đây đã vạch ra một số biện pháp và nhiệm vụ chính cho nền kinh tế nước này năm 2025. Trong đó, các nỗ lực sẽ tập trung vào việc hợp lý hóa cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ, duy trì tăng trưởng tương đối mạnh mẽ về cung tiền và tín dụng, đồng thời giảm tổng chi phí tài chính xã hội.
Các biện pháp này nhằm giải quyết hiệu quả các thách thức tài chính mà các doanh nghiệp phải đối mặt, đặc biệt là các vấn đề dai dẳng về khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế và chi phí vay cao. Chính phủ Trung Quốc sẽ có hành động thúc đẩy mạnh mẽ việc tích hợp đổi mới công nghệ và công nghiệp, tập trung vào việc xây dựng nền công nghiệp hiện đại.
Trung Quốc cũng có kế hoạch tăng đáng kể hỗ trợ cho sự phát triển của nhiều doanh nghiệp "kỳ lân" và "linh dương". Nhà chức trách sẽ nỗ lực điều chỉnh các thuật toán và tăng cường giám sát để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của kinh tế nền tảng.
Trong bối cảnh nỗ lực ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro hiệu quả ở các lĩnh vực then chốt, chính phủ đặt trọng tâm vào thị trường bất động sản, nợ chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính vừa và nhỏ.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đặt mục tiêu đưa vào khai thác 60.000 km đường sắt cao tốc
17:49' - 02/01/2025
Tổng chiều dài mạng lưới đường sắt của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt 180.000 km vào năm 2030, tăng từ mức 162.000km hiện tại.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc có phiên khai xuân kém nhất kể từ năm 2016
16:44' - 02/01/2025
Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm khi đóng cửa phiên giao dịch chiều 2/1, ghi nhận khởi đầu năm mới kém nhất kể từ năm 2016, do dữ liệu sản xuất thấp hơn kỳ vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ghi nhận bước đột phá trong hàng không "xanh"
16:13' - 02/01/2025
Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo, máy bay điện bốn chỗ RX4E do chính nước này sản xuất đã chính thức nhận được chứng chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Giá dầu thế giới lao dốc: Lợi nhuận ngành nào sẽ “bốc hơi”?
09:59'
Với giá dầu thế giới ghi nhận tuần xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng và được dự báo tiếp tục lao dốc. Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành dầu khí, xăng dầu liệu có “bốc hơi” như quy luật?
-
Phân tích - Dự báo
Chính phủ Anh và thách thức cân bằng ngân sách
06:30'
Theo bài viết trên tờ The Economist, Chính phủ Công đảng tại Anh đang tìm giải pháp nhằm cân bằng thu chi ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế của nước này trì trệ kéo dài.
-
Phân tích - Dự báo
Toàn cầu hóa đã kết thúc?
05:30'
Các biện pháp thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố đã làm lu mờ mọi dự báo. Các nhà kinh tế đều dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động to lớn.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan - Bài cuối: Khép lại kỷ nguyên toàn cầu hóa?
06:30' - 05/04/2025
Việc tháo gỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển sản xuất về Mỹ là nhiệm vụ đầy thách thức, ít nhất là về chi phí.
-
Phân tích - Dự báo
"Cơn địa chấn" thuế quan – Bài 1: Thông điệp cứng rắn
05:30' - 05/04/2025
Theo ước tính sơ bộ, nếu được thực hiện đầy đủ, mức thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ sẽ tăng khoảng 17 điểm phần trăm, lên hơn 20%.
-
Phân tích - Dự báo
“Gian nan” kinh tế Nhật Bản
06:30' - 04/04/2025
Trưởng ban chính sách của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ông Itsunori Onodera cho biết thuế quan do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt có thể gây ra khủng hoảng kinh tế tại Nhật Bản.
-
Phân tích - Dự báo
Thuế quan ô tô mới của Mỹ: Ai được, ai mất?
05:30' - 04/04/2025
Theo bài báo đăng trên tờ The Economist, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết áp đặt thuế quan sâu rộng đối với hàng hóa nhập khẩu bắt đầu từ ngày 2/4, ngày mà ông gọi là "Ngày Giải phóng".
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30' - 03/04/2025
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30' - 03/04/2025
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.