Trung Quốc gia tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo
Theo một báo cáo của Viện kinh tế năng lượng và phân tích tài chính (EEFA) công bố ngày 6/1, Trung Quốc, nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đã tỏ ra ra năng động hơn bao giờ hết với việc đầu tư 32 tỷ USD (30 tỷ euro) vào các dự án cơ sở hạ tầng hoặc góp vốn tại trong và ngoài nước trong năm 2016, tăng 60% so với cả năm 2015.
Theo các số liệu công bố hôm 5/1 của Bắc Kinh, sự gia tăng các khoản đầu tư trong năm 2016 là nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 của Trung Quốc, trong đó dự kiến tổng số tiền đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo là 361 tỷ USD (341 tỷ euro). Tim Buckley, một trong các tác giả của bản báo cáo của IEEFA, cho biết không dừng lại ở việc gia tăng đầu tư trong nước vào các nguồn năng lượng thải ra khí có carbon thấp, với những khoản ngân sách đáng kể, Trung Quốc còn đẩy mạnh cả đầu tư ra nước ngoài. Năm 2016, Bắc Kinh đã thông qua 11 dự án đầu tư nước ngoài có giá trị hơn 1 tỷ USD và sẽ còn tiếp tục tăng tốc trong năm 2017. Số vốn lớn nhất được Trung Quốc chi ra trong năm qua là 12,3 tỷ euro cho việc mua 24% cổ phần tại công ty CPFL Energia SA của Brazil. Bên cạnh đó, mười dự án đầu tư khác cũng đã được tiến hành tại Australia, Chile, Pakistan, Indonesia, Đức, Ai Cập và Việt Nam. Các dự án đầu tư của Trung Quốc bao gồm sản xuất bộ pin lithium (tại Chile và Australia) được sử dụng trong các loại xe chạy bằng năng lượng điện, sản xuất các mô-đun quang điện (tại Đức), hay các dự án thủy điện. Ông Tim Buckley đánh giá, tốc độ và sự tăng trưởng trong đầu tư của Trung Quốc giúp quốc gia này chiếm vị trí hàng đầu thế giới trong toàn ngành công nghiệp năng lượng sạch và đẩy Mỹ xuống hàng thứ hai. Thêm vào đó, những chính sách ưu tiên sử dụng than đá và khí đốt của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump lại một lần nữa khiến những dự báo triển vọng đầu tư cho năng lượng tái tạo tại quốc gia này có vẻ không khả quan. Theo số liệu của cơ quan Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và tổ chức nghiên cứu về thị trường năng lượng sạch Bloomberg New Energy Finance, trong năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư 100 tỷ USD (khoảng 97 tỷ euro) vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong nước (bao gồm cả các dự án nghiên cứu), gấp 2,5 lần so với khoản đầu tư của Mỹ.Trung Quốc hiện cũng đang thu hút 3,5 triệu trên tổng số 8,1 triệu việc làm trong ngành năng lượng sạch thế giới, cao hơn nhiều so với con số 800.000 người tại Mỹ trong cùng lĩnh vực.
Tuy nhiên, dù có những khoản đầu tư kỷ lục cho năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, địa nhiệt), sản xuất năng lượng ở Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào than đá. Từ nay đến năm 2020, Chính phủ Trung Quốc dự kiến giảm tỷ trọng năng lượng được sản xuất từ than đá, vốn gây ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chất lượng không khí và phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính.>>>
Châu Âu "chậm chân" hơn Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua về năng lượng sạch
Tin liên quan
-
Tài chính
Vì sao dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh?
05:30' - 08/01/2017
Một quan chức thuộc Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) nêu rõ nguyên nhân chính khiến dự trữ ngoại hối giảm là do những nỗ lực ổn định đồng NDT của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ gửi hàng nghìn công nhân xây dựng đến Israel
07:17' - 06/01/2017
Chính phủ Israel thông báo Trung Quốc đã nhất trí gửi hàng nghìn công nhân xây dựng sang làm việc tại Israel.
-
Kinh tế Thế giới
Tình báo Mỹ cáo buộc Trung Quốc tiếp tục tấn công mạng
07:15' - 06/01/2017
Giới lãnh đạo cộng đồng tình báo Mỹ tuyên bố Chính phủ Trung Quốc tiếp tục điều hành các hoạt động tấn công mạng nhằm vào Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cam kết tiếp tục mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài
13:48' - 02/01/2017
Nội các Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ “kiên định với chính sách mở cửa” và “tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, đối xử công bằng với các nguồn tiền trong nước và của nước ngoài”.
-
Tài chính
Trung Quốc tăng cường giám sát hoạt động mua ngoại tệ của cá nhân
14:32' - 01/01/2017
Bắt đầu từ hôm nay (1/1/2017), SAFE sẽ tăng cường kiểm soát các hoạt động mua ngoại tệ của các cá nhân và đẩy mạnh xử phạt các trường hợp dòng tiền chảy ra bất hợp pháp.
-
Hàng hoá
Trung Quốc giảm mạnh hạn ngạch xuất khẩu dầu trong đợt cấp phép đầu tiên của năm 2017
07:08' - 01/01/2017
Trung Quốc đã cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu các chế phẩm dầu mỏ của bốn cơ sở lọc dầu chính trong nước khoảng 40% trong đợt cấp phép đầu tiên cho năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này